Công tác thông tin đối ngoại góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi

NB| 28/12/2015 11:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong những năm qua, công tác thông tin đối ngoại đã được các tỉnh miền núi quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và đã đạt được một số kết quả bước đầu tích cực.

Hiện trạng

Miền núi Việt Namchiếm 3/4 diện tích lãnh thổ với số dân bằng 1/3 dân số cả nước. Trong đó, phầnđông các đồng bào dân tộc thiểu số đang phải đương đầu với những khó khănnghiêm trọng trong quá trình phát triển. Có tới 30 – 40% số hộ gia đình vùngcao phía Bắc bị xếp vào loại các hộ nghèo và rất nghèo. Tuy vậy, vẫn chưa đủ đểdiễn tả hết mức độ đói nghèo của miền núi. Nó không chỉ đơn giản là mức thunhập thấp mà còn là sự thiếu thốn trong việc tiếp cận các dịch vụ như giáo dục,thuốc men…; cơ sở hạ tầng lạc hậu, yếu kém; trình độ học vấn thấp, đặc biệt làcác nhóm ở vùng núi xa xôi, hẻo lánh.

Mặc dù chính phủ đãcó nhiều chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của các dân tộc, song quá trình pháttriển đang rơi vào tình trạng luẩn quẩn, đặc trưng bởi sự nghèo đói, dân sốtăng nhanh, môi trường suy thoái, thông tin thị trường nghèo nàn, học vấn thấp,phân hoá xã hội và phụ thuộc kinh tế.

Những đóng góp của công tác thông tin đối ngoại trong phát triểnkinh tế - xã hội

Trong những năm gầnđây, công tác thông tin đối ngoại đã được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnhlãnh đạo, chỉ đạo khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn góp phần thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thôngtin đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã banhành kế hoạch về thông tin đối ngoại theo từng giai đoạn; kế hoạch triển khaihoạt động trong từng năm và thành lập Ban Chỉ đạo thông tin đối ngoại.

Các cơ quan báo chí trên địa bàn đã tích cựcphối hợp với các ban, ngành chủ động phản ánh chính xác, kịp thời tình hìnhthời sự trong nước và quốc tế đến với nhân dân trong tỉnh và thông tin về tỉnh racác tỉnh bạn và nước ngoài. Các thông tin đối ngoại không chỉ được đăng tảitrên các ấn phẩm báo chí truyền thống như báo in, phát thanh, truyền hình củatỉnh mà đã được chú trọng triển khai thực hiện trên mạng Internet, Cổng thôngtin điện tử, dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng Internet và các trangthông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các sản phẩm thông tin bằng tiếng Việt,tỉnh còn chú trọng tuyên truyền thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài,...nhằm phục vụ tốt công tác thông tin đối ngoại của tỉnh.

Khôngchỉ thông tin qua các kênh báo chí, mà còn qua các sự kiện chính trị, văn hóa,các ngày lễ lớn. Ví dụ như tỉnh Yên Bái đã tổ chức thành công Tuần lễ văn hóadu lịch Mường Lò và Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải với nhiềuhoạt động lễ hội, văn hóa đặc sắc, đặc biệt là tiết mục dù lượn đã thu hút đôngđảo du khách thập phương (trong đó có nhiều du khách người nước ngoài) thamgia; lễ hội Đông Cuông, lễ hội Quế Văn Yên… góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnhYên Bái tới đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.

Một điển hình đó là tỉnhYên Bái. Với đặc thù riêng của mình, tỉnh đã pháttriển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nông nghiệp công nghệcao; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng,chế biến nông, lâm sản; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa; có hệ thốnggiao thông kết nối vùng tương đối đa dạng, nhất là đường cao tốc Nội Bài - LàoCai; gần thủ đô Hà Nội, gần trung tâm kinh tế lớn, nằm ở trung điểm của tuyếnhành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thuậnlợi để phát triển kinh tế kết nối vùng, hội nhập và phát triển thương mại, dịchvụ không chỉ với các tỉnh trong nước, mà còn với các nước trong khu vực, đặcbiệt là với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.Nhờ đó, phát triển kinh tế củatỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trênđịa bàn trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt từ 11-13,5%/năm, cao gấp trên 2 lần sovới tốc độ tăng trưởng của cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những thayđổi, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 24,54% năm 2010 xuống còn24,17% năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 22,4% năm 2010lên 28,55% năm 2015; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm từ 42,88% năm 2010 xuống còn47,28% năm 2015.

Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua công tác thông tin đối ngoại tại các tỉnh miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực; đã chủ động, kịp thời tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giới thiệu những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hội nhập quốc tế; đồng thời phản bác, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội... Qua đó, khẳng định sức mạnh đoàn kết, thống nhất, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói công tác tuyên truyền thông tin đốingoại thời gian qua đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức thực hiện và đạt được một số kết quả bước đầu tích cực, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàntỉnh. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: công tác phối hợp của các lực lượnglàm công tác thông tin đối ngoại chưa tốt, nội dung thông tin đối ngoại chưathật sự phong phú, kịp thời, thiếu chiều sâu và chưa đáp ứng được nhu cầu thôngtin đa dạng của các nhóm đối tượng ở địa bàn trong và ngoài tỉnh. Cơ chế chỉđạo, điều hành, thông tin, phối hợp có lúc còn bị động, lúng túng, nhất làtrước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh. Nhận thức về vị trí, vai trò công tácthông tin đối ngoại của các cấp, ở một số ngành, địa phương chưa đầy đủ, nêncông tác thông tin đối ngoại chưa đạt được hiệu quả cao. Cán bộ làm công tácthông tin đối ngoại còn kiêm nhiệm nên ít nhiều khó khăn trong quá trình thammưu và triển khai nhiệm vụ hàng năm...

Để khắc phục những hạn chế nêutrên góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại trong thời giantới, nhất là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng, các tỉnh miềnnúi cần tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, chính quyền, các cấp,các ngành, địa phương về vị trí, vai trò của thông tin đối ngoại; tăng cườngcông tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan chức năng, nhấtlà cơ quan báo chí trong triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại tại địaphương.

Thứ hai, tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụvề thông tin đối ngoại cho cán bộ làm công tácthông tin đối ngoại thuộc các sở, ngành, UBND cấp huyện; phóng viên, biên tậpviên các cơ quan báo chí địa phương; phóng viên các cơ quan báo chí Trung ươngthường trú tại tỉnh; cán bộ kiêm nhiệm biên tập của các cơ quan xuất bản bảntin trên địa bàn tỉnh Yên Bái.  

Thứ ba, tiếp tục chủ trì, phối hợp quảngbá, giới thiệu hình ảnh của mình đến với người Việt Nam ở nước ngoài và cộngđồng quốc tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các sản phẩmthông tin đối ngoại.

Thứ tư, hợp tác với một số cơ quan báo chí Trung ương sản xuất, phátsóng các chương trình truyền hình để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềmnăng, thế mạnh của tỉnh.

Thứ năm, tăng cường thông tin đối ngoại của địa phươngtrên Báo,Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Cổngthông tin điện tử tỉnh. 

Công tác thông tin đối ngoại có vai trò rất quantrọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cần tiếp tục triểnkhai thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, tạo sự chuyển biến về nhậnthức và hành động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động thông tin đối ngoại trênđịa bàn tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách thông tinđối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Công tác thông tin đối ngoại góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO