Covid-19: Lời kêu gọi chuyển đổi số

Thanh Sơn| 14/04/2020 14:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đang bị coi là một thảm kịch và được dự đoán sẽ có tác động rộng, lâu dài không chỉ đối với sức khoẻ con người mà cho cả nền kinh tế toàn cầu.

COVID-19: Lời kêu gọi chuyển đổi số - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyển thông Nguyễn Mạnh Hùng: "Đại dịch Covid-19 tạo cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia"

Khi Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới vào thời điểm giữa tháng 4/2020, chúng ta đã thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN) đang có nguy cơ không đạt được các mục tiêu doanh thu đã đề ra vì sự gián đoạn của chuỗi cung ứng và nhu cầu của khách hàng giảm. 

Đơn cử như tại Việt Nam, theo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho doanh thu dự kiến trong 3 tháng đầu năm 2020 của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước do Uỷ ban này quản lý giảm khoảng 27.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. 7/19 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi.

Trong khi đó, theo nhiều phương tiện truyền thông đại chúng, các DN ở Việt Nam đang tỏ ra khá lo lắng khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến khá phức phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối lo ngại này cũng xuất phát từ thực tế Trung Quốc đã chuyển mình từ "công xưởng" sản xuất giá rẻ trở thành trung tâm chế tạo giá trị cao của thế giới, kết nối tới 40% chuỗi cung ứng toàn cầu.

Covid-19: DN được và mất?

Đến thời điểm này, chúng ta không thể biết đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài trong bao lâu, vì đến nay con người vẫn chưa tìm ra thuốc chủng ngừa để chống lại virus Covid-19. Thế giới hiện cũng chưa có một phác đồ điều trị hiệu quả cụ thể nào đã được phê duyệt. 

Ở khía cạnh kinh tế, điều rõ ràng nhất lúc này là Covid-19 sẽ tác động tiêu cực đến hầu hết các DN trong thời gian nhiều tháng và có thể là nhiều năm. Điểm mấu chốt chúng ta cần hiểu, đây không phải là một sự kiện diễn ra trong ngắn hạn, vì vậy các tổ chức và DN phải chuẩn bị cho một đoạn đường dài.

Với suy nghĩ này, các tổ chức, DN bắt buộc phải xây dựng cho mình các kế hoạch cần thiết để phục hồi hoạt động và tồn tại trong hoàn cảnh mới. Đại dịch Covid-19 cũng đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của chuyển đổi CNTT và kỹ thuật số. Các DN và tổ chức nên tận dụng thời gian này để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, đại dịch Covid-19 tạo ra cơ hội trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia. Các hoạt động kinh tế xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cho cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí vẫn phải được tiếp tục. 

Tập đoàn Nghiên cứu Dữ liệu IDC cho biết đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Trung Quốc vào tháng 3/2020, trong đó phỏng vấn và thu thập ý kiến của 32 Giám đốc trải nghiệm khách hàng (CXO) trong 10 ngành công nghiệp về tác động của Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của công ty, giá trị của công nghệ thông tin và chuyển đổi kỹ thuật số trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh, và các biện pháp chuyển đổi kỹ thuật số mới sau đại dịch.

Theo kết quả khảo sát, 3 tác động tiêu cực hàng đầu của Covid-19 đối với các DN là: Không có khả năng gặp gỡ khách hàng; Hiệu suất bán hàng giảm đáng kể và Không có khả năng tiếp tục sản xuất. 3 tác động tích cực hàng đầu đối với DN là: Cải thiện khả năng hợp tác lâu dài; Nhận thức rộng rãi về giá trị của chuyển đổi số và công nghệ thông tin đối với tất cả các nhân viên và Đạt được kỹ năng tiếp thị trực tuyến và phát triển kinh doanh.

Giá trị của công nghệ và chuyển đổi số

Sandy Shen, Nhà phân tích, Giám đốc cấp cao của hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho biết: "Ngay bây giờ, chúng ta đã thấy giá trị của các kênh, sản phẩm và hoạt động kỹ thuật số khá rõ ràng đối với các công ty ở khắp mọi nơi trên thế giới".

Tại Việt Nam, theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen vào tháng 2/2020, các đơn vị bán lẻ online như: SpeedLotte, Tiki… ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2 - 4 lần so với trước khi dịch Covid-19 xảy ra. Trong khi dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4 - 5 lần trong cùng kỳ năm ngoái.

Đây là lời cảnh tỉnh cho các tổ chức, DN trong quá khứ và hiện tại đã tập trung quá nhiều vào nhu cầu hoạt động truyền thống hàng ngày, nhưng lại đầu tư đầu tư quá ít vào kinh doanh kỹ thuật số. Các DN có thể chuyển đổi năng lực công nghệ và đầu tư sang nền tảng kỹ thuật số, điều đó có thể sẽ giúp giảm thiểu tác động do sự bùng phát dịch bệnh Covid-19, và giữ cho các tổ chức, công ty của mình hoạt động trơn tru, trong thời gian dài.

Ở các quốc gia như Italia, nơi các biện pháp cách ly xã hội được thực hiện mạnh và triệt để. Theo thống kê của Google trong Community Mobility Reports, tại Italy, từ ngày 23/2 - 5/4, số người đến nhà hàng, quán cà phê, trung tâm mua sắm, công viên giải trí, bảo tàng, thư viện và rạp chiếu phim... đã giảm đến 95%. Trong khi số người ở nhà trong giai đoạn này tăng 24%. 

Người ta đã thấy có sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực như học tập trực tuyến, phát video trực tuyến và mua sắm trực tuyến... Điều tương tự này cũng đã diễn ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Bắt đầu từ việc xác thực danh tính

Khi các công ty tiến hành các bước phát triển để trở nên kỹ thuật số hơn, sẽ ngày càng có nhiều tương tác với khách hàng trên màn hình hơn là sự gặp gỡ trực tiếp. 

Theo nhiều chuyên gia, những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số này nên bắt đầu với việc tạo tài khoản số mới. Xác minh danh tính kỹ thuật số là chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của các DN và tổ chức vì các công ty phải xác minh rằng danh tính kỹ thuật số của một ai đó phù hợp với danh tính thực của họ ở ngoài thực tế khi tiến hành kinh doanh trực tuyến.

Theo Jumio, một công ty chuyên về xác thực danh tính và thanh toán trực tuyến, khối lượng khách hàng và giao dịch trực tuyến của họ đã tăng từ 20% - 100% (tùy theo ngành), có được điều này là do có sự tăng trưởng đáng kể trong các hoạt động trực tuyến của các ngành như: ngân hàng, dịch vụ tài chính và trò chơi trực tuyến trong vài tuần qua. Đây chính là bằng chứng cho thấy Covid-19 thực ra là cơ hội cho không ít các DN. 

Đáng buồn thay, nhiều công ty vẫn yêu cầu người dùng phải đến một cửa hàng hoặc văn phòng chi nhánh của họ thì mới có thể tạo lập một tài khoản kỹ thuật số hoặc thực hiện các giao dịch thông thường. Đây là một việc làm khó khăn vì nhiều người trong chúng ta hiện đang ở nhà và thực hiện giãn cách xã hội.

Các tổ chức, DN đã sở hữu một trang web đang có vị trí tốt hơn nhiều trong cuộc đua vượt qua đại dịch Covid-19 này, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Chuyển đổi kỹ thuật số bao trùm rất nhiều khu vực, nhưng nên bắt đầu bằng hoạt động xác minh danh tính, nó có ý nghĩa thiết thực vì điều đó cho phép các công ty hợp lý hóa các hoạt động của khách hàng trên môi trường ảo. Chúng ta nên cho phép người dùng tạo tài khoản mới, và giao dịch từ điện thoại thông minh và máy tính 24×7 mà không cần phải đặt chân vào bất cứ cửa hàng hay văn phòng chi nhánh nào.

Trong vài năm qua, tạo tài khoản số đã đứng đầu danh sách đầu tư cho công nghệ mà các tổ chức, DN có ý định bổ sung hoặc thay thế, nhưng chính đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy công việc này vì chuyển đổi số đang trở thành thành ưu tiên hàng đầu của nhiều DN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo mạo danh mùa lễ hội
    Các chiêu trò lừa đảo mạo danh nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn liên tục diễn ra và tăng cao, đặc biệt vào thời điểm cuối năm.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
  • Phát triển hạ tầng số - yếu tố then chốt trong chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số
    Những năm trở lại đây, Việt Nam đặt ra những kỳ vọng lớn trong việc phát triển nền kinh tế dựa trên yếu tố công nghệ và dữ liệu số. Theo đó, việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng.
  • 5 xu hướng công nghệ hàng đầu cho Đông Nam Á năm 2025
    Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Covid-19: Lời kêu gọi chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO