Trong nước

Cuộc chiến chống lại thiên tai phải bền bỉ và không ngừng nghỉ

Trung Quân 10/12/2023 10:34

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường, chúng ta không được lơ là chủ quan, chủ động nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chủ động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (Ủy ban) cho biết những tháng đầu năm 2023, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, cực đoan, đặc biệt là nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất ở khu vực vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Tính từ ngày 01/01/2023 đến ngày 5/8/2023, trên cả nước xảy ra: 1.753 sự cố, thiên tai (1 áp thấp nhiệt đới, 2 cơn bão, 47 trận mưa lớn, ngập lụt, sụt lún, sạt lở đất, đá; 208 trận giông lốc và mưa đá; 27 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển; 151 trận động đất và 321 vụ sạt lở bờ sông) làm chết 267 người; mất tích 78 người; bị thương 291 người; chìm, cháy, hỏng 302 phương tiện; cháy 628 nhà xưởng và 1.176 ha rừng; sập đổ, tốc mái 9.075 nhà; hư hại 45.536 ha lúa và hoa màu...

vi-mo-t-vie-t-nam-an-toa-n-truo-c-thien-tai.jpg
Tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt và khó lường

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu đã chỉ đạo ban hành 52 công điện chỉ đạo về công tác ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai bất thường Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24 giờ, chủ động nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống xảy ra. Trong đó toàn quốc huy động 53.490 lượt người và 3.633 lượt phương tiện các loại để ứng phó, khắc phục với 1.753 vụ, cứu được 1.595 người và 178 phương tiện, hướng dẫn và di dời 747 hộ dân với 3.011 người tới nơi an toàn, thông báo hướng dẫn cho 103.898 phương tiện và 754.909 người biết thông tin của bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời phòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong những tháng cuối năm, Ủy ban đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương duy trì nghiêm lực lượng ứng trực 24/24h, nắm chắc tình hình chủ động ứng phó, khắc phục, xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, không để bị động bất ngờ; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn. Đặc biệt trọng tâm triển khai thực hiện Đề án phát triển nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

01-aatoan.jpg
Ứng phó, khắc phục hậu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong những tháng cuối năm.

Quyết liệt trong công tác phòng chống thiên tai

Theo nhận định của Ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT phát biểu tại Hội nghị thường trực Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn: Năm nay bão xuất hiện muộn và ít hơn trung bình nhiều năm, đến nửa cuối tháng 7 năm 2023 mới xuất hiện cơn bão đầu tiên trên Biển Đông. Nắng nóng xuất hiện nhiều và gay gắt hơn, từ tháng 1-7/2023, cả nước đã xuất hiện 16 đợt nắng nóng trên diện rộng (nhiều hơn so với các năm trước), với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối phổ biến từ 35-38 độ C. Trong khi đó, mưa nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ, ít mưa ở Bắc Bộ. Đáng chú ý, trong thời gian qua, đã xảy ra một số thiên tai sạt lở đất đá ở khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ. Qua đánh giá số liệu mưa cho thấy vụ sạt lở đất ở Phường 10, Thành phố Đà Lạt, lượng mưa tích lũy 12 giờ trước khi xảy ra sạt lở khoảng 50mm; vụ sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, lượng mưa 12h trước đó đạt 170mm; vụ sạt lở đất, đá ở quốc lộ 6 Mai Châu, Hòa Bình ngày 4/8, lượng mưa 12 giờ trước đó dưới 10mm. Lượng mưa tích lũy trước khi xảy ra sạt lở là tương đối khác biệt giữa các khu vực, có nơi dù lượng mưa không đáng kể nhưng vẫn xảy ra sạt lở đất đá.

Ông cũng cho biết từ năm 2022, Việt Nam đã tiếp nhận Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á. Đây là hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét đầu tiên sử dụng dữ liệu dự báo cực ngắn và được tích hợp một lượng lớn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.

Nhận thấy trong thời gian gần đây công tác tuyên truyền về cảnh báo thiên tai được quan tâm, song nhận thức của một số cơ sở, địa phương và người dân còn chủ quan; thiệt hại do sự cố, thiên tai còn lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng của người dân khi xảy ra sự cố, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất... Nêu thực tế sạt lở xảy ra tại đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, và các tỉnh vùng núi phía Bắc. Hiện tượng El Nino, cuối năm nay và đầu năm sau, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Công tác dự báo, phải kịp thời, cảnh giác và chuẩn xác hơn nữa, trong bối cảnh thiên tai còn khó lường. Đặc biệt các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố phải phối hợp tốt ngay từ khâu chuẩn bị cũng như trong quá trình tham gia khắc phục sự cố để công tác này đạt hiệu quả cao.

Để quyết liệt thực hiện nhiệm vụ cấp bách này Chính phủ luôn quyết liệt trong công tác phòng chống thiên tai thông qua Quyết định số 535/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030 định hướng đến năm 2045. Góp phần giúp công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hiệu quả. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia rộng rãi, tích cực của Nhân dân, có xét đến yếu tố vùng, miền, được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở; sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, các cấp, các ngành, địa phương nhằm xử lý mọi tình huống kịp thời và hiệu quả./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Can nhiễu trên tần số 125KHz gây ảnh hưởng tới việc vận hành chìa khóa thông minh
    Các sự cố can nhiễu trên tần số 125KHz đã gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng chìa khóa thông minh (smartkey) của ô tô, xe máy tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Cuộc chiến chống lại thiên tai phải bền bỉ và không ngừng nghỉ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO