Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (phần 2)

03/11/2015 21:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Khách hàng trẻ là thế hệ khách hàng tiếp theo, quen thuộc sử dụng các thiết bị công nghệ mới như là điện thoại thông minh, họ kết nối các mạng xã hội hàng ngày, 24/7, như FaceBook, Twitter… Ở Việt Nam thế hệ khách hàng này rất là cao. Có thể nói lượng này lên đến hơn 50% dân số. Đây chính là khách hàng thuộc thế hệ 2.0.

CẦN PHÁT TRIỂN ĐA KÊNH

Bà Nguyễn Tú Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ thẻ SmartLink cho rằng: Thị trường dịch vụ thanh toán đã có bước phát triển nhanh nhưng còn tự phát, manh mún. Kênh thanh toán đa dạng, song còn hạn chế, chưa đồng bộ. Chưa có tính liên thông, chưa đồng bộ về chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ. Công cụ thanh toán tương đối đầy đủ, song chưa có nhiều kênh thanh toán tiện lợi. Tồn tại nhiều rủi ro do chưa có quy định về bảo mật, an toàn cho hoạt động thẻ.

Điều đó cho thấy, để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích để phát triển thanh toán thẻ qua POS và các loại hình dịch vụ thanh toán tiên tiến của ngân hàng đa kênh. Ða dạng hóa dịch vụ thanh toán với nhiều kênh và phương tiện thanh toán khác nhau. Phát triển các dịch vụ mới trên kênh giao dịch Internet (Các dịch vụ TMÐT…) và Mobile (Mobile Payment, Mobile Banking, ví điện tử...). Tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ và tăng cường chất lượng kênh ATM và POS.

Ðể phát triển thẻ thực chất và có hiệu quả, cần phát triển đồng bộ về các thiết bị chấp nhận thẻ. Từ năm 2010, NHNN đã chỉ đạo NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố, các ngân hàng thương mại và các công ty chuyển mạch triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS trên toàn quốc. Đến cuối năm 2011 về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật. Việc thống nhất mạng lưới ATM/POS trên toàn quốc giúp tạo ra các tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chi phí đầu tư mở rộng mạng lưới POS, giảm tải cho hệ thống ATM.

DỊCH VỤ 2.0 CHO NHỮNG KHÁCH HÀNG 2.0

Khách hàng trẻ là thế hệ khách hàng tiếp theo, quen thuộc sử dụng các thiết bị công nghệ mới như là điện thoại thông minh, họ kết nối các mạng xã hội hàng ngày, 24/7, như FaceBook, Twitter… Ở Việt Nam thế hệ khách hàng này rất là cao. Có thể nói lượng này lên đến hơn 50% dân số. Đây chính là khách hàng thuộc thế hệ 2.0.

Quan điểm của các công ty cung cấp dịch vụ bây giờ là làm sao khai thác được đối tượng khách hàng này. Chắc chắn họ sẽ sử dụng những cách thức tương tác linh hoạt hơn trong điều kiện ngày nay, ví dụ như là qua FB hay Twitter và những người sử dụng mạng xã hội này - lực lượng dân số gia tăng nhanh nhất trên toàn cầu. Nếu các ngân hàng không quan tâm, chú trọng đến lực lượng khách hàng thuộc thế hệ 2.0 này thì không lâu sau họ sẽ mất thị phần.

Đứng trước nhu cầu khách hàng như vậy, các ngân hàng đã có những biện pháp nhất định để đổi phương thức dịch vụ của mình. Trước đây để phục vụ khách hàng người ta xây dựng những trung tâm hỗ trợ khách hàng (contact center)… để khách hàng có nhu cầu sẽ gọi điện đến. Nhưng bây giờ không nhất thiết sử dụng điện thoại, mà người ta sử dụng công nghệ tạm gọi là 2.0 này. Ví dụ như sử dụng Twitter, thay cho việc sử dụng điện thoại, người ta sẽ gửi một tin nhắn trên mạng Twitter và các công ty sẽ biết nhu cầu của người đó là gì và đưa ra những dịch vụ phù hợp. Ở Mỹ đã có nhiều ngân hàng giao dịch trên Twitter và một số nước khác như Úc đã xây dựng những ngân hàng ảo. Thay vì việc chúng ta tự mình đi đến các ngân hàng như trước đây, bây giờ chỉ cần lên mạng và giao dịch trực tuyến với họ.

Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng điện thoại di động đã tăng hơn 100% và hơn 20% trong số này sử dụng điện thoại thông minh. Với phương tiện liên lạc này, người ta có thể kết nối với tất cả các trang mạng xã hội qua công nghệ Web 2.0 ngày nay. Do đó, những công ty cung cấp dịch vụ và các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của thế hệ khách hàng 2.0.

Việc ứng dụng những công nghệ mới, phát triển ngân hàng đa kênh và ngân hàng tự phục vụ không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng mà còn giúp các ngân hàng tiết kiệm đáng kể chi phí.

Trong chiến lược phát triển tiếp theo, NHNN đang thúc đẩy mở rộng phát triển cơ sở hạ tầng. NHNN tiếp tục chỉ đạo các công ty chuyển mạch triển khai Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Đến cuối năm 2012 Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã bắt đầu đi vào hoạt động. NHNN tiếp tục bổ sung sửa đổi, ban hành văn bản mới: Giảm thuế VAT và có chính sách khuyến khích như giảm thuế đối với các đại lý chấp nhận thẻ khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ đồng thời tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh. Những giải pháp tổng thể hiện nay được kỳ vọng sẽ giúp đạt được chỉ tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn tới. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO