Quảng Đông, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành trung tâm AI và robot toàn cầu
Chính quyền tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cam kết thiết lập một "cao nguyên đổi mới toàn cầu" cho ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) và robot thông qua các khoản hỗ trợ lớn cho các công ty khởi nghiệp.
.jpg)
Tại một cuộc họp báo vào ngày 1/4, các quan chức từ nền kinh tế tỉnh lớn nhất Trung Quốc đã công bố một loạt các chính sách nhằm thu hút nhân tài AI và robot, đồng thời nhấn mạnh năng lực của những gã công nghệ khổng lồ trong nước như Huawei và Tencent.
Một trong những ưu đãi là khoản hỗ trợ lên tới 50 triệu nhân dân tệ (6,9 triệu USD) cho mỗi "trung tâm đổi mới sản xuất về AI và robot" và lên tới 3 triệu nhân dân tệ cho mỗi công ty riêng lẻ.
Ngoài ra, chính quyền tỉnh còn có kế hoạch lựa chọn tới 5 "cộng đồng nguồn mở" và 10 trường hợp sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn trong sản xuất mỗi năm và cung cấp mức hỗ trợ lên tới 8 triệu nhân dân tệ cho mỗi trường hợp.
Sáng kiến này nhằm mục đích định vị Quảng Đông là trung tâm AI và robot toàn cầu, sau thành công gần đây của tỉnh Chiết Giang với DeepSeek và Unitree Robotics. Đáng chú ý, người sáng lập DeepSeek, Liang Wenfeng, sinh ra và lớn lên tại làng Mililing ở Ngô Xuyên, tỉnh Quảng Đông. Sau khi học đại học và nghiên cứu thị giác máy tính, Liang Wenfeng chuyển hướng sang lĩnh vực AI, thành lập High-Flyer và sau đó là DeepSeek.
Sự trỗi dậy của DeepSeek đã đưa Hàng Châu trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc, thúc đẩy chính quyền tỉnh Quảng Đông suy ngẫm về việc tại sao những công ty như vậy lại không lựa chọn Quảng Đông.
Phó thống đốc Quảng Đông cho biết tỉnh này tìm cách thu hút "nhiều nguồn lực sáng tạo hơn", nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng, hệ sinh thái và các kịch bản ứng dụng vượt trội.
Dương Tuấn, Phó giám đốc Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Đông, cho biết chính quyền tỉnh đã đầu tư hơn 1,4 tỷ nhân dân tệ vào các dự án AI và robot kể từ năm 2018.
Ông nêu bật một số thành tựu của các công ty công nghệ lớn địa phương, bao gồm Ascend 910B và cụm đào tạo AI Atlas 900 của Huawei. Yang cũng đề cao các mô hình AI Hunyuan của Tencent và mô hình PengCheng Mind từ Phòng thí nghiệm Peng Cheng.
Li Shulin, Phó giám đốc Sở tài chính tỉnh, cho biết sẽ tiếp tục phân bổ 10 tỷ nhân dân tệ hàng năm để thúc đẩy "các công nghệ cốt lõi độc lập”, ám chỉ các sản phẩm giúp Trung Quốc giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngoài.
Để thúc đẩy ngành robot, Sun Bin, Phó giám đốc Sở thương mại tỉnh, cho biết Hội chợ Canton Fair sắp tới, bắt đầu vào giữa tháng 4, sẽ bao gồm một triển lãm mới giới thiệu các robot dịch vụ từ 46 công ty, trong đó có 16 công ty có trụ sở tại Quảng Đông. Đây là sự kiện thương mại lớn nhất tại Trung Quốc được tổ chức hai lần một năm này là sự kiện lớn nhất cùng loại tại quốc gia này, thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế tham dự.
Hội chợ này có tên chính thức là Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc và hoạt động như một nền tảng quan trọng cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau giới thiệu sản phẩm của họ./.