Trong Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho Văn phòng Chính phủ về các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
Văn phòng Chính phủ được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản, hoàn thành trước ngày 1/1/2016; tổ chức triển khai phần mềm quản lý văn bản đối với các cơ quan chưa có hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu liên thông.
Thiết lập hệ thống điện tử lấy ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác nhằm giảm thời gian xây dựng văn bản; thiết lập mạng xã hội – chính quyền để người dân tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ được giao thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện, hoàn thành trước ngày 1/1/2016.
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trước ngày 1/3/2016; đối với Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành trước 15/10/2015. Thiết lập Trang tin doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước.
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Lê Mạnh Hà cho biết kết quả thử nghiệm liên thông các phần mềm quản lý văn bản và công khai tiến độ giải quyết hồ sơ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thử nghiệm kết nối, liên thông phần mềm quản lý Văn bản từ Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương. Việc kết nối nhằm đạt được 3 mục tiêu chính:
- Thứ nhất, liên thông gửi, nhận văn bản giữa các bộ, ngành, địa phương với Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và ngược lại.
- Thứ hai, liên thông phản hồi tình trạng xử lý văn bản chỉ đạo điều hành từ Chính phủ đến các cấp hành Chính của bộ, ngành, địa phương và ngược Iại.
- Thứ ba, liên thông gửi nhận văn bản điện tử giữa các bộ, ngành, địa phương với nhau.
Việc triển khai thành công kết nối, liên thông văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến các cấp địa phương là cơ sở, nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điểu hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp, hình thành Chính phủ điện từ kết nối thông suốt 4 cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
Kết quả kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa cơ quan nhà nước các cấp cho phép lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương biết được tình trạng xử lý văn bản, hồ sơ, công việc trên hệ thống, từ đó có sự chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính quyển các cấp.
Liên thông gửi nhận Văn bản và phản hồi trạng thái xử lý
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã liên hệ với đầu mối của 27 Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 40 Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố để thống nhất kế hoạch, phối hợp triển khai kết nối, liên thông. Theo đó, đã cấu hình kết nối trên Trục liên thông thử nghiệm cho 38 tỉnh, thành phố, đồng thời, hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện kết nối, liên thông. Đến thời điểm ngày 19/10/2015, theo báo cáo tống hợp từ phía Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh, hiện đã có 27 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 03 bộ đã thực hiện kết nối, liên thông thử nghiệm phần mềm quản lý Văn bản với hệ thống giả lập của Văn phòng Chính phủ. Trong đó, 01 bộ và 19 địa phương đã liên thông gửi nhận Văn bản và phản hồi trạng thái xử lý, gồm:
- Bộ Y tế;
- Miền Bắc (5 tỉnh, thành phố):Yên Bái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nam Định;
- Miền Trung (3 tỉnh, thành phố): Bình Định, Gia Lai, Đà Nẵng;
- Miền Nam (11 tỉnh, thành phố): TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kết nối, liên thông hệ thống đối với các bộ, ngành, địa phương còn lại, hoàn thành trong năm 2015.
Song song với chương trình kết nối liên thông, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương công khai tiến độ giải quyết hồ sơ.
Ngày 15/10/2015, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của TP. Hồ Chí Minh trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/congdan/dichvucong
Công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của TP. Hồ Chí Minh trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Lãnh đạo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ khẳng định: từ nay đến ngày 01/3/2016, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ–CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
Minh Thiện