Đã tìm được quán quân Cuộc thi Hackathon Việt Nam 2018

Minh Thiện| 30/08/2018 09:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Đội Little Bin đến từ trường Đại học (ĐH) FPT Hà Nội đã giành giải Nhất cuộc thi Hackathon Việt Nam 2018. Tiếp đó là đội TVLab của Công ty Tinh Vân, đội Surrounding của Trường ĐH Công nghệ và Đội 2048 đến từ trường ĐH kỹ thuật Lê Quý Đôn.

Trong khuôn khổ Ngày CNTT Nhật Bản 2018 - Japan ICT Day 2018, Cuộc thi Hackathon Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT (VINASA) và Câu lạc bộ Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) phối hợp cùng Hiệp hội Nội dung số Okinawa, Nhật Bản (OADC) đã diễn ra trong hai ngày 27-28/8/2018 tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên, mô hình cuộc thi này được tổ chức trong khuôn khổ Ngày CNTT Nhật Bản - Japan ICT Day, với sự tham gia của 74 thí sinh thuộc 19 đội thi, là đại diện tiêu biểu đến từ nhiều trường ĐH và công ty CNTT trên cả nước.

Cuộc thi năm nay chọn chủ đề Thành phố thông minh (Smart City) làm “đầu bài”, khuyến khích các thí sinh dùng công cụ lập trình để giải các bài toán thực tiễn gắn với việc xây dựng và quản lý đô thị thông minh để có thể đưa ra nhiều ứng dụng phong phú… Cuộc thi gồm 3 vòng: Vòng Ý tưởng; Vòng Thiết kế lập trình và Vòng Thuyết trình.

Phần thi đầu tiên - phần thi Ý tưởng - kéo dài trong 2 tiếng, 19 đội thi đã thảo luận nội bộ, sử dụng Mandala-chart (đồ thị hình tròn) của Nhật Bản để lựa chọn ra ý tưởng hay nhất của đội. Sau đó, 19 ý tưởng này sẽ tiếp tục được chấm điểm chéo bằng hình thức đánh dấu sao bởi các đội còn lại. 3 đội được đánh giá cao nhất (dựa trên số “Sao” mà các đội bạn chấm) tiếp tục được trình bày trước toàn thể các đội thi và Ban giám khảo. Ở vòng thi này, Ban Tổ chức đã tìm ra 3 đội thi có ý tưởng hay nhất và độc đáo nhất là các đội thi đến từ phòng nghiên cứu TVLab (Công ty Tinhvan), Beetsoft (nhóm các lập trình viên trẻ) và Humming Bird (ĐH FPT Cần Thơ).

3 đội được đánh giá cao nhấtphần thi Ý tưởng

Ở vòng 2, sau 17,5 tiếng lập trình liên tục trong 2 ngày, các thí sinh đã có phần trình bày ý tưởng và demo sản phẩm.

Qua 6 tiếng trình bày, hỏi đáp và thảo luận giữa Ban giám khảo và các đội, kết quả Giải Nhất Hackathon Việt Nam 2018 đã được trao cho đội Little Bin đến từ trường ĐH FPT Hà Nội; Giải Nhì được trao cho đội TVLab của Công ty Tinh Vân; Hai Giải Ba được trao cho đội Surrounding của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Đội 2048 đến từ trường ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn.

Giải Nhất được trao cho đội Little Bin đến từ trường ĐH FPT Hà Nội

Ngoài các Giải thưởng được trao cho các đội Nhất, Nhì và Ba, Ban Tổ chức chương trình đánh giá cao năng lực lập trình của đội lập trình viên trẻ của công ty Beet Soft và Đội The Beast của Trường ĐH FPT Cần Thơ.

Giải Nhì được trao cho đội TVLab của Công ty Tinh Vân

Chia sẻ về cuộc thi, ông Shingo Sato, Chủ tịch của OADC cho biết: “Đây là lần đầu tiên OADC phối hợp với VINASA và VJC tổ chức cuộc thi Hackathon tại Việt Nam. Tôi thực sự rất bất ngờ về trình độ và năng lực lập trình của các sinh viên và các kỹ sư của Việt Nam. Các em không chỉ có kiến thức và năng lực lập trình tốt mà còn biết kết hợp được cả các kiến thức về cơ khí, điện tử trong các sản phẩm phát triển tại cuộc thi này”.

Ông Lê Quang Lương, Phó Chủ tịch VJC, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi cho biết: “Các thí sinh được Giải của cuộc thi Hackathon Việt Nam sẽ được chọn sang Nhật tham gia cuộc thi Hackathon tại Okinawa vào tháng 12 năm nay. Chương trình có ý nghĩa thiết thực thúc đẩy giao lưu hợp tác và phát triển nguồn nhân lực CNTT cho việc hợp tác Việt – Nhật”.

Hai Giải Ba được trao cho đội Surrounding của ĐH Công nghệ và Đội 2048 đến từ ĐH Kỹ thuật Lê Quý Đôn

Đáng nói là, mặc dù đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức, song Ban giám khảo và các chuyên gia khá bất ngờ trước sự chuẩn bị công phu của các thí sinh. Trước giờ khai mạc, có lẽ do sự háo hức và tính chất “đua tài” vì màu cờ sắc áo mà các bạn thí sinh đến khá sớm, mang theo các “đạo cụ” là những thiết bị điện tử, dây điện, máy vi tính, máy khoan, khung kim loại, ống thép, ống nhựa hay cả những chiếc ốc vít, bảng điều khiển… khiến Ban Tổ chức không khỏi ngỡ ngàng. Điều này cũng phần nào cho thấy tâm thế của các bạn trẻ không chỉ chú trọng về lập trình, mà đã có sự chuẩn bị, rèn luyện về kỹ năng chế tạo để hoàn thiện sản phẩm.

Ban Tổ chức kỳ vọng nhiều sản phẩm từ cuộc thi sẽ sớm tiếp tục được phát triển để trở thành các giải pháp đưa vào ứng dụng thực tế, góp phần xây dựng các thành phố thông minh tại Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
Đã tìm được quán quân Cuộc thi Hackathon Việt Nam 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO