Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám”

PV| 30/01/2021 08:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Trao đổi bên lề Đại hội XIII của Đảng, nhiều đại biểu bày tỏ niềm tin và kỳ vọng công tác nhân sự được chuẩn bị bài bản, kĩ lưỡng sẽ giúp bầu chọn ra được những vị trí lãnh đạo đất nước hợp ý Đảng lòng dân, đồng thời cho rằng cơ chế bảo vệ cán bộ: “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách” là điểm nhấn rất quan trọng trong Văn kiện Đại hội.

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ "6 dám"

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm được nêu trong Văn kiện trình Đại hội là vấn đề rất quan trọng. Đồng thời bày tỏ mong muốn, Trung ương sẽ sớm ban hành quy chế bảo vệ cán bộ "6 dám".

Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám” - Ảnh 1.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo đại biểu, nếu hoàn thiện được cơ chế này, chúng ta sẽ khuyến khích và phát huy được sự đột phá, sáng tạo của cán bộ vì sự nghiệp chung. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, trong thời gian qua, khi nghiên cứu các mô hình phát triển, chúng ta thấy rằng, chỉ có trên cơ sở đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên, dũng cảm đổi mới sáng tạo, không theo tư duy và cách thức lối mòn để tìm ra phương thức mới để phát triển. Như vậy, chúng ta mới có thể hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng.

"Trong trường hợp này, cần phải có cơ chế bảo vệ cán bộ. Chúng ta thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy trách nhiệm cá nhân thì cũng phải thúc đẩy một cơ chế để bảo vệ cho các cán bộ sẵn sàng đi tiên phong, sẵn sàng "vượt rào" đột phá vì lợi ích của Đảng, của đất nước và của nhân dân" – đại biểu Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Cũng trao đổi về vấn đề này, đại biểu Trần Trung Nhân, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết: "Trước đây chúng ta thường nghe "3 dám". Đó là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thì tại Báo cáo Chính trị lần này, Đảng khuyến khích và có giải pháp để bảo vệ những cán bộ dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với những khó khăn, thử thách".

Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám” - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Trung Nhân, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai "dám nói" ở đây là nói thẳng, nói thật, nói đúng không cần nói nhiều, quan trọng nói là phải làm.

Đặc biệt là "dám đương đầu, dám đổi mới" mới khó, nhất là trong điều kiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa được hoàn thiện, còn nhiều khiếm khuyết.

"Hơn nữa, trong điều kiện mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng của nước ta hiện nay rất quyết liệt, có một bộ phận nhỏ cán bộ có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình. Chính vì vậy, trong Dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đặt ra "6 dám" như đã nêu, tôi nghĩ đây là "liều thuốc" rất kịp thời giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao", ông Trần Trung Nhân phân tích.

Chính từ những chủ trương này, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cho rằng, tới đây, Đảng, Nhà nước sẽ có những quy định rất cụ thể, rất thiết thực để bảo vệ những cán bộ tâm huyết, những cán bộ trách nhiệm, những cán bộ vì nước, vì dân.

"Có như vậy, tôi nghĩ rằng việc thực hiện đạt các mục tiêu như Nghị quyết Đại hội XIII đề ra là hoàn toàn khả thi", ông Nhân khẳng định.

Đề cập đến việc xây dựng chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ "6 dám" được nêu trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII, đại biểu Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho rằng, Đảng cần có cơ chế để bảo vệ những người "dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung".

Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám” - Ảnh 3.

Đại biểu Đỗ Đức Duy - Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. (Ảnh: Tuấn Anh)

"Chúng tôi là những người lãnh đạo địa phương rất tâm đắc với chủ trương này của Trung ương mà tới đây sẽ được quyết nghị tại Đại hội XIII để những người lãnh đạo các địa phương sẽ tự tin hơn, vững tâm hơn khi mình dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám mạnh dạn đổi mới vì mục tiêu phát triển của địa phương cũng như của đất nước", Bí thư Yên Bái nhấn mạnh.

Công tác nhân sự được chuẩn bị kĩ lưỡng, cơ cấu hợp lí, đảm bảo đủ tiêu chuẩn

Theo các đại biểu, Đề án nhân sự trình Đại hội được chuẩn bị chu đáo, trách nhiệm; thông tin của từng nhân sự được giới thiệu đầy đủ, theo đúng quy định. Đây sẽ là cơ sở để mỗi đại biểu quyết định sự lựa chọn của mình để bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Đại biểu Trần Công Thắng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bắc Giang cho biết công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị rất công phu, bài bản và chặt chẽ, đặc biệt chú trọng về chất lượng trên cơ sở bảo đảm số lượng và cơ cấu hợp lý, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Việc chuẩn bị, giới thiệu và bầu cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII phải thực sự dân chủ, khách quan, công tâm và đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc và của nhân dân lên trên hết, trước hết.

"Là một đại biểu chính thức, tôi mong muốn Đại hội sẽ thực sự sáng suốt để lựa chọn được một tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thật sự đoàn kết, tiêu biểu cho trí tuệ, năng lực và phẩm chất, là đại diện tiêu biểu nhất để thực hiện những trọng trách của Đảng giao cho giữa 2 kỳ Đại hội", đại biểu Trần Công Thắng chia sẻ.

Nhận định về công tác nhân sự, đại biểu Huỳnh Văn Thái - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai cho rằng: "Các đồng chí được giới thiệu Ban Chấp hành Trung ương khóa này thực sự ưu tú, mẫu mực, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, trình độ năng lực, uy tín và có tính thống nhất cao. Điểm mới và đáng chú ý lần này là công tác nhân sự được thực hiện theo quy trình 5 bước thay vì 3 bước cũ trước đây.

Nghiên cứu đề án nhân sự trình Đại hội, nhiều đại biểu cho biết công tác nhân sự cho Đại hội lần này được chuẩn bị một cách khoa học, bài bản, khách quan, toàn diện. Đề án nhân sự được xử lý hài hòa, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa tính phổ biến và tính đặc thù; giữa chuyên môn đào tạo và sở trường; năng lực thực tiễn; kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển".

Còn theo đại biểu Võ Hồng Hải - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh, công tác nhân sự được thực hiện trên cơ sở kế thừa và đổi mới, giữa cơ cấu và tiêu chuẩn, giữa tỷ lệ các giới, các tầng lớp cũng như các vùng miền, và đặc biệt là các lĩnh vực quan trọng.

Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám” - Ảnh 4.

Đại biểu Võ Hồng Hải - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh. (Ảnh: baoquocte)

"Trong phương hướng nhân sự Đại hội đã thông qua, trên cơ sở cơ cấu, nhưng cơ cấu ấy phải đảm bảo tiêu chuẩn, theo tôi phải hài hòa giữa cơ cấu và tiêu chuẩn, trong đó không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Ban Chấp hành là đại diện cho trí tuệ, ý chí, tâm tư và khát vọng vươn lên của hơn 5 triệu Đảng viên, vì vậy theo tôi, tiêu chuẩn là hết sức quan trọng", đại biểu Võ Hồng Hải chia sẻ.

Trong ngày 28/1, Đại hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là 200 đồng chí, gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu dự Đại hội XIII: Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ “6 dám”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO