Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển

PV lược dịch và tổng hợp| 28/04/2020 17:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Chỉ trong một tuần, các quốc gia trên khắp thế giới đã đi từ: “Virus corona không phải là vấn đề lớn” cho đến tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuy nhiên nhiều nước vẫn chưa làm gì nhiều. Tại sao vậy?

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 1.

Các quốc gia đều hỏi một câu hỏi giống nhau: Chúng ta nên phản ứng thế nào? Câu trả lời cho họ không hề rõ ràng. Một số nước như Pháp, Tây Ban Nha hay Philippines, đã tuyên bố phong tỏa quốc gia. Các nước khác như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ hay Hà Lan, vẫn đang do dự thực hiện các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp.

Các nước có hai sự lựa chọn: hoặc chiến đấu một cách mạnh mẽ, hoặc phải chịu một dịch bệnh khủng khiếp. Nếu chọn dịch bệnh, hàng trăm ngàn người sẽ chết. Ở một vài nước, sẽ là hàng triệu, và thậm chí cũng không dừng được các đợt lây lan dịch Covid-19 khác.

Nếu chọn chiến đấu mạnh mẽ ngay lúc này, chúng ta sẽ kiềm chế được số người chết, giảm tải hệ thống y tế và có sự chuẩn bị tốt hơn. Cuộc chiến lúc đầu sẽ cực kỳ gian khổ, nhưng sẽ dần lạc quan hơn. Chúng ta sẽ bị cách ly trong nhà trong vài tuần, chứ không phải nhiều tháng; sau đó có lại nhiều sự tự do hơn. Mọi thứ không trở lại bình thường ngay lập tức, mà sẽ tiến dần tới, và cuối cùng, trở lại bình thường. Và chúng ta có thể làm được toàn bộ điều đó mà vẫn tính đến toàn bộ nền kinh tế.

Bài báo giúp chúng ta có một nhìn nhận tổng quan hơn về bức tranh chống dịch Covid-19 trên toàn cầu, qua những biện pháp mà các nước đang áp dụng và những thực tế trong gần 3 tháng qua để thúc đẩy lựa chọn biện pháp hiệu quả để cùng nhau ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch toàn cầu Covid-19.

1. Tình hình ra sao?

Tính đến 7h sáng ngày 23/3, số người nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra trên thế giới đã vượt 330.000 ca, trong đó số ca tử vong vượt 14.500. Số ca nhiễm đã tăng vọt ở nhiều nước, nhưng đáng chú ý là: ngoài Trung Quốc và Iran là những nước phải chịu cơn dịch khủng khiếp và rất rõ ràng, cùng với Brasil và Malaysia, các nước còn lại trong danh sách đều là những nước giàu có nhất thế giới.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 2.

Vậy virus này đang nhắm vào những nước giàu có? Hay có lẽ các nước giàu thì sẽ có khả năng chẩn đoán được virus tốt hơn?

Khả năng các nước nghèo hơn không bị ảnh hưởng cũng rất thấp. Thời tiết nóng ẩm cũng không ngăn được dịch - nếu không Singapore, Malaysia hay Brasil đã không bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cách giải thích khả dĩ nhất, virus corona chậm tới các quốc gia này là  do họ ít giao thương hơn, hoặc nó đã xuất hiện nhưng các nước này không đủ tài lực để đầu tư vào việc kiểm dịch.

Dù sao đi chăng nữa, nếu cách giải thích này là đúng, có nghĩa là hầu hết các quốc gia đều sẽ không tránh được virus corona. Vấn đề còn lại là thời gian trước khi bệnh dịch bùng nổ ở các nước này và khiến họ phải hành động.

Vậy các nước khác nhau sẽ phải đối phó ra sao?

2. Chúng ta có những lựa chọn nào?

Tùy theo diễn biến tình hình bệnh dịch, các quốc gia đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, có 2 cách tiếp cận trái ngược để chống virus corona, thông qua 2 ví dụ điển hình: Tây Ban Nha và Mỹ.

- Tây Ban Nha đã vượt qua Iran, trở thành vùng dịch lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc đại lục, Italy và Mỹ. Theo thông báo của Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 23/3, tổng số ca tử vong vì virus corona chủng mới (Covid-19) tại nước này đã tăng lên tới 2.182 người, sau khi ghi nhận thêm 462 ca tử vong mới trong 24 giờ qua.

Bất chấp lệnh phong tỏa chưa từng có tiền lệ trên phạm vi toàn quốc từ ngày 14/3, số ca tử vong và nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha vẫn tiếp tục tăng lên khi nước này tăng cường việc xét nghiệm Covid-19. Lệnh phong tỏa tại Tây Ban Nha ban đầu dự kiến chỉ kéo dài 2 tuần, tuy nhiên sau đó đã được kéo dài tới ngày 11/4 nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.

Một số biện pháp được Tây Ban Nha thực hiện bao gồm:

+ Mọi người không được ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết: đi chợ, đi làm, ra hiệu thuốc, ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm (phải chứng minh sự tối cần thiết);

+ Ngăn cấm việc dẫn trẻ em đi dạo hoặc thăm viếng bạn bè và gia đình (ngoại trừ khi cần phải chăm sóc người khác, nhưng phải giữ vệ sinh và khoảng cách tiếp xúc);

+ Đóng cửa mọi quán bar và nhà hàng. Chỉ được mua mang đi;

+ Đóng cửa mọi hình thức giải trí: thể thao, điện ảnh, bảo tàng, tưởng niệm…;

+ Cấm khách khứa tại lễ cưới. Lễ tang không được có quá nhiều người tham dự;

+ Giao thông vận tải vẫn hoạt động, và hiện  đã đóng cửa biên giới trên bộ;

Một số người cho rằng đây là các biện pháp tuyệt vời. Những người khác thì chán nản và thất vọng buộc phải làm theo.

 Tại Mỹ, tính đến ngày 21/3 (theo giờ Việt Nam)  có thêm 5.087 ca nhiễm được xác định, nâng số ca nhiễm trên cả nước lên 18.876, trong đó 237 người chết. Mỹ và Anh, cũng như một vài nước khác như Thụy Sỹ và Hà Lan, miễn cưỡng thực hiện một số biện pháp. Dưới đây là một số hành động của Mỹ:

+ Cấm các chuyến bay;

+ Công bố tình trạng Khẩn cấp Quốc gia. Không có biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào;

r hay tham dự các sự kiện có hơn 10 người. Vẫn không có biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào được thực thi. Tất cả chỉ là khuyến cáo;

+ Nhiều tiểu bang và thành phố đang tự áp dụng các sáng kiến và bắt buộc thực thi các biện pháp nghiêm ngặt hơn.

Hai quốc gia này cho thấy hai cách tiếp cận trái ngược để chống virus corona: Không làm gì cả và Hành động. Hãy tìm hiểu xem chúng có nghĩa là gì.

Lựa chọn 1: Không làm gì cả

Hình 1 cho thấy hậu quả của việc nếu không làm gì cả, như nước Mỹ chẳng hạn, sẽ như thế nào.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 3.

Nếu chúng ta không làm gì cả: Tất cả mọi người sẽ bị nhiễm, hệ thống y tế sẽ bị quá tải, tỷ lệ tử vong tăng vọt, và khoảng 10 triệu người sẽ chết (cột xanh). Tính nhanh: khoảng 75% dân số bị nhiễm, tức khoảng 245 triệu người. Trong số đó, khoảng 4% chết, giống những gì đã xảy ra ở Hồ Bắc hay ở Iran và Ý hiện nay, vì hệ thống y tế bị quá tải. Đó là 10 triệu người. Con số đó gấp khoảng 25 lần số người Mỹ tử vong trong Thế chiến II.

Lựa chọn 2: Hành động

Rõ ràng là, chúng ta phải hành động, đó là điều đương nhiên. Tuy vậy có 2 lựa chọn khi hành động, đó là Giảm thiểu và Áp chế.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 4.

Giảm thiểu tiếp cận trên quan điểm: "Hiện nay không thể ngăn ngừa virus corona được, do đó hãy để nó tiến triển, còn ta cứ cố gắng giảm bớt chiều cao đỉnh dịch. Hãy cứ làm giãn đường cong một chút để khiến cho hệ thống chăm sóc y tế có thể kiểm soát được tốt hơn."(Hình 2)

Hình 2 được đăng trong một bài báo khoa học của trường Đại học Hoàng gia Luân Đôn. Dường như nó đã khiến cho các chính phủ Anh và Mỹ thay đổi cách hành động. Ở đây, tình huống "Không làm gì cả" là đường cong màu đen. Các đường cong khác là những gì sẽ xảy ra nếu thực hiện các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp quyết liệt. Đường màu xanh là biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp cứng rắn nhất: cô lập những người nhiễm bệnh, cách ly những người có khả năng lây nhiễm, và tách biệt những người cao tuổi. Đường màu xanh này về mặt cơ bản chính là chiến lược chống virus corona hiện nay của Anh, mặc dù đến nay họ chỉ mới dừng ở mức khuyến cáo chứ chưa bắt buộc thực hiện. Đường màu đỏ là khả năng về số giường Hồi sức tích cực (ICU) tại Anh. Toàn bộ diện tích của đường cong ở phía trên đường màu đỏ đại diện cho số bệnh nhân virus corona mà phần lớn trong số đó sẽ chết vì thiếu giường bệnh ICU

Không chỉ vậy, chỉ với việc làm giãn đường cong, hệ thống ICU sẽ sụp đổ trong nhiều tháng, làm tăng số người chết ngoài dự kiến.

Bạn nên cảm thấy sốc, khi bạn nghe thấy "Chúng ta sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu", trong khi thực ra là: "Chúng ta chắc chắn sẽ làm quá tải hệ thống y tế, khiến tỷ lệ tử vong tăng ít nhất là gấp 10 lần".

Nói cách khác, chiến lược giảm thiểu không chỉ đặt ra giả thiết có hàng triệu người chết ở một nước như Mỹ hay Anh;  mà còn cho rằng virus sẽ không biến thể quá nhiều. Trên thực tế lại không như vậy, Trung Quốc đã phát hiện thấy hai thể virus: thể S và thể L. ThểS tập trung ở Hồ Bắc và dễ chết người hơn, nhưng thể L mới chính là thể đã lây lan đi khắp thế giới, vì nó có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn. Không chỉ vậy, virus này còn tiếp tục đột biến.

Do đó một khi  đã có hàng triệu người chết, chúng ta có thể phải chuẩn bị tinh thần để có thêm vài triệu người chết nữa mỗi năm. Virus corona này có thể trở thành một thứ luôn gắn liền với cuộc sống chúng ta, giống như cúm, nhưng dễ chết hơn gấp nhiều lần.

Cách tốt nhất để virus này tạo ra biến thể là khi nó được trao cho hàng triệu cơ hội, mà đó chính là những gì mà chiến lược Giảm thiểu sẽ tạo cơ hội cho nó. Do đó"không làm gì cả" và "Giảm thiểu" đều không hiệu quả. Liệu chúng ta còn giải pháp nào nào?

Lựa chọn 3: Đến thời điểm hiện nay, chiến lược Áp chế được xem là sự lựa chọn hiệu quả để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19

Chiến lược Giảm thiểu không cố gắng khoanh vùng dịch bệnh, chỉ là giãn đường cong ra một ít. Trong khi đó, chiến lược Áp chế cố áp dụng các biện pháp nặng nề để nhanh chóng kiểm soát bệnh dịch. Cụ thể là:

- Làm mạnh ngay bây giờ. Ra lệnh tăng khoảng cách giao tiếp khắc nghiệt. Giữ điều này trong tầm kiểm soát.

- Sau đó, nới lỏng các biện pháp, để mọi người có thể dần dần có lại sự tự do và tiến tới tiếp tục cuộc sống xã hội và kinh tế bình thường.

Theo chiến lược Áp chế, sau khi kết thúc đợt đầu tiên, số người tử vong sẽ là hàng nghìn, chứ không còn là hàng triệu. Nói như vậy nghe có vẻ như là đây điều đương nhiên phải làm không cần đắn đo. Mọi người cần phải theo chiến lược Áp chế.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 5.

Màu đỏ: để ý trục đã thay đổi: nó không phải chục triệu nữa, mà làm chục ngàn! Phía trên, từ trái sang phải: Can thiệp vào ngày 4/3, để giảm tỷ lệ lây nhiễm, Tất cả các tham số của mô hình đều được giữ nguyên, ngoại trừ có một biện pháp can thiệp vào khoảng thời gian ngay bây giờ để giảm mức độ lân lan xuống còn R=0,62, và bởi vì hệ thống y tế không sụp đổ, tỷ lệ tử vong sẽ xuống còn 0,6%. Chú ý rằng số R được chọn không phải là quá nhạy cảm. Ví dụ như R là 0,98 sẽ có 15.000 ca tử vong. Cao hơn gấp 5 lần so với khi R là 0,62, và bởi vì hệ thống y tế không sụp đổ, tỷ lệ tử vong sẽ xuống còn 0,6%. Chú ý rằng R được chọn không phải là quá nhạy cảm. Ví dụ như R là 0,98 sẽ có là 15.000 ca tử vong. Cao hơn gấp 5 lần so với khi R là 0,62, nhưng vẫn ở mức chục ngàn người chết chứ không phải là hàng triệu. Nó cũng không nhạy cảm ovwis tỷ lệ tử vong: nếu nó là 0,7% thay vì 0,6%, số người chết tăng từ 15.000 – 17.000. Chính sự kết hợp của R cao, tỷ lệ tử vong cao, và sự chậm trễ thực hiện biện pháp mới làm bùng nổ số tử vong. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp để làm giảm R ngay hôm nay. Giá trị R0 nổi tiếng là giá trị R tại điểm khởi đầu (R tại thời điểm 0). Đó là tỷ lệ lây lan khi không có ai có khả năng miễn nhiễm và không có biện pháp nào để kiểm soát. R là tỷ lệ lây lan chung.

Vậy tại sao một số chính phủ lại do dự?

Họ lo sợ ba điều: Thứ nhất, đợt phong tỏa đầu tiên này có thể kéo dài vài tháng, điều này khiến nhiều người cảm thấy không chấp nhận được; thứ hai, một sự phong tỏa kéo dài nhiều tháng sẽ phá hủy nền kinh tế; và thứ ba, nó thậm chí có thể không giải quyết được vấn đề, vì chúng ta cũng chỉ trì hoãn dịch bệnh mà thôi: về sau, một khi các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp được nới lỏng, hàng triệu người sẽ vẫn tiếp tục bị lây nhiễm rồi chết.

Lựa chọn Giảm thiểu và Áp chế đồng nghĩa với lựa chọn hoặc có nhiều người chết trong thời gian sắp tới và chúng ta không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế; hoặc là chúng ta làmảnh thưởng đến nền kinh tế ngay bây giờ, chỉ trì hoãn cái chết – thì giá trị của thời gian đã bị bỏ qua.

Chúng ta đã biết được giá trị của thời gian trong việc cứu mạng người - Cứ mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta chờ đợi không thực hiện biện pháp, mối đe dọa lũy tiến này sẽ tiếp tục lây lan. Chúng ta đã thấy chỉ một ngày thôi đã có thể giảm 40% tổng số ca nhiễm và số người chết còn giảm hơn thế. Mỗi ngày chúng ta trì hoãn được virus corona, chúng ta sẽ có được sự chuẩn bị tốt hơn.

Sắp tới khi phải đối phó với làn sóng áp lực lớn nhất lên hệ thống y tế từ trước tới nay, với sự áp chế hiệu quả, con số ca bệnh thực sự sẽ giảm lập tức chỉ sau một đêm, như đã thấy ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Đến hôm nay, không còn có ca nhiễm virus corona mới nào trong toàn bộ khu vực Hồ Bắc với 60 triệu dân.

Con số chẩn đoán dương tính sẽ vẫn tăng lên trong vài tuần, nhưng rồi sẽ đi xuống. Với số ca ít hơn, tỷ lệ tử vong cũng sẽ giảm xuống. Và số người chết ngoài dự tính cũng sẽ giảm: sẽ có ít người chết hơn mà lý do không phải corona mà do hệ thống y tế bị quá tải.

Áp chế sẽ giúp chúng ta: Có tổng số ca nhiễm virus corona ít hơn; Lập tức giảm tải cho hệ thống y tế và những người đang vận hành nó; Giảm tỷ lệ tử vong; Giảm số tử vong ngoài dự tính; Có cơ hội cho những nhân viên y tế bị lây nhiễm và cách ly sớm khỏe hơn và trở lại làm việc.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 6.

Sử dụng biện pháp Áp chế sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề thực sự với việc xét nghiệm và truy dấu. Chỉ vì không thực hiện xét nghiệm và truy vấn nên hiện tại, Anh và Mỹ không hề biết số ca nhiễm thực sự, chỉ biết là con số chính thức là không đúng, và con số thực là hàng chục ngàn ca. Tuy nhiên, trong vài tuần nữa, tình hình xét nghiệm có thể được cải thiện, và bắt đầu có thể xét nghiệm cho tất cả mọi người. Khi đó, sẽ biết mức độ thật sự của vấn đề, biết cần làm mạnh ở đâu, biết khu dân cư nào là an toàn để gia giảm mức phong tỏa. Các phương pháp xét nghiệm mới có thể giảm thời gian xét nghiệm và giảm giá thành đáng kể. 

Bên cạnh đó, việc thiết lập hệ thống truy dấu giống như Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đang làm là một tham khảo tốt, khi đó có thể xác định được tất cả những người đã tiếp xúc với người bệnh và có thể cách ly họ. Điều này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin để có thể gia giảm các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp, nếuvào những nơi này. Nó không có gì quá phức tạp: nó là những cách cơ bản mà các nước Đông Á đã thực hiện để kiểm soát dịch bệnh mà không cần phải theo đuổi các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp kinh khủng như ở các nước khác. Đơn cử như ở Hàn Quốc, chỉ riêng các biện pháp xét nghiệm và truy dấu đã chặn được sự phát triển của virus corona ở quốc gia này và kiểm soát được dịch bệnh, mà không cần phải áp dụng các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp khắc nghiệt.

3. Kiên quyết và Uyển chuyển - bí kíp để Áp chế thành công

Kết quả chống dịch tại Trung Quốc, Hàn Quốc là minh chứng những lợi điểm ngắn hạn. Tuy nhiên, thực hiện một chiến lược Áp chế cần phải Kiên quyết và Uyển chuyển.

Kiên quyết

Đầu tiên, bạn phải hành động nhanh chóng và quyết liệt. Vì tất cả các lý do mà chúng ta đã phân tích ở trên, với sự quý giá về thời gian, chúng ta muốn dập tắt virus càng sớm càng tốt.

Ai cũng lo sợ sẽ bị nhốt trong nhà trong nhiều tháng liền, đi kèm với nó là khủng hoảng kinh tế và tổn thương về tinh thần. Nếu bạn là một chính trị gia và bạn nhìn thấy một lựa chọn là giết hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người với chiến lược Giảm thiểu và cái còn lại là ngưng nền kinh tế trong năm tháng trước khi trải qua cùng một cao điểm ca nhiễm và chết một lần nữa, nó có vẻ không phải là một lựa chọn hấp dẫn. Nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Với tầm ảnh hưởng đến chính sách ngày nay, lựa chọn đó bị lên án kịch liệt vì một sai lầm cơ bản: Họ bỏ qua việc truy dấu những người tiếp xúc (là nòng cốt của chính sách ở Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Singapore cùng với một số quốc gia khác) hoặc hạn chế đi lại (tối quan trọng ở Trung Quốc), bỏ qua tầm ảnh hưởng của đám đông lớn… Thời gian cần thiết của Kiên quyết là vài tuần, chứ không phải vài tháng.

Các biện pháp cần thực hiện rất tương đồng với các biện pháp đang thực hiện tại Ý, Tây Ban Nha hoặc Pháp: cách ly, phong tỏa, mọi người phải ở nhà trừ khi khẩn cấp hoặc phải mua thực phẩm, truy dấu người tiếp xúc, xét nghiệm, thêm giường bệnh, cấm đi du lịch… Chúng ta có thể ở nhà trongvài tuần để giúp cho hàng triệu người không chết không? Tôi nghĩ chúng ta có thể.

Uyển chuyển

Nếu bạn kiên quyết với virus corona, chỉ trong vài tuần bạn đã kiểm soát được nó và giờ bạn đã bình tĩnh hơn để giải quyết nó. Chúng ta cần nỗ lực lâu dài nhằm kiểm soát virus này cho đến khi có vắc-xin. Giai đoạn này được gọi là Uyển chuyển. Uyển chuyển, đó là giữ tỉ lệ lây lan (R) dưới 1, xét nghiệm đúng, truy dấu tiếp xúc, cách ly, cô lập, giáo dục cộng đồng về vệ sinh và tăng khoảng cách giao tiếp, cấm tụ tập đông người, phần lớn hạn chế được dỡ bỏ, gia tăng biện pháp nếu cần, áp dụng các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp nào có tỷ lệ lợi trên hại cao nhất.

Khoảng thời gian nhiều tháng giữa Kiên quyết và có vắc-xin cũng được gọi là sự Uyển chuyển vì nó sẽ không phải là một giai đoạn mà các biện pháp lúc nào cũng khó khăn giống nhau. Một số khu vực sẽ chứng kiến sự lây lan một lần nữa, những nơi khác sẽ không xuất hiện trong thời gian dài. Tùy thuộc vào cách phát triển của các ca nhiễm, chúng ta sẽ cần phải thắt chặt các biện pháp tăng khoảng cách giao tiếp hoặc chúng ta sẽ có thể nới lỏng chúng. Đó là sự Uyển chuyển với chỉ số R: sự uyển chuyển giữa lấy lại cuộc sống bình thường của chúng ta và sự lây lan của bệnh dịch, giữa kinh tế và sức khỏe.

Vậy làm thế nào Uyển chuyển sẽ mang lại hiệu quả? Câu trả lời tất cả đều xoay quanh chỉ số R. Thời gian đầu ở một quốc gia bình thường, không chuẩn bị, R là khoảng từ 2 đến 3: Trong một vài tuần khi có người bị nhiễm, trung bình họ lây cho từ 2 đến 3 người. Nếu R lớn hơn 1, số lây nhiễm tăng theo cấp lũy thừa thành một dịch bệnh. Nếu nhỏ hơn 1, dịch bệnh sẽ giảm dần.

Trong thời gian Kiên quyết, mục tiêu là làm cho R đạt gần bằng 0, càng nhanh càng tốt, để dập tắt dịch bệnh. Ở Vũ Hán, người ta tính R ban đầu là 3,9, và sau khi phong tỏa và cách ly tập trung, nó giảm xuống còn 0,32.

Nhưng một khi bạn chuyển sang giai đoạn Uyển chuyển, bạn không cần phải làm điều đó nữa. Bạn chỉ cần số R nằm dưới 1. Và bạn có thể làm điều này chỉ bằng vài biện pháp đơn giản.

Chiến đấu để kéo dài thời gian

Virus corona vẫn đang lây lan gần như khắp nơi. Hơn 192 vũng lãnh thổ đã có ca nhiễm bệnh. Thời gian đang không ủng hộ chúng ta, nhưng chúng ta có một cách rõ ràng để nghĩ về nó.

Một số nước, đặc biệt là những nước chưa bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona, có thể đang tự hỏi: Nó có xảy đến với mình không? Có thể nó đã đến rồi, bạn chỉ chưa nhận thấy mà thôi. Khi nó thực sự xảy ra, hệ thống y tế của bạn sẽ còn tệ hơn những nước giàu nơi hệ thống đã mạnh sẵn. An toàn là trên hết, bạn nên xem xét hành động ngay bây giờ.

Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển  - Ảnh 7.

Đối với những nơi virus corona đã hiện diện, các lựa chọn đã rõ.

Thứ nhất, các nước có thể đi theo con đường giảm thiểu: tạo ra một dịch bệnh khổng lồ, làm quá tải hệ thoogns y tế, dẫn đến cái chết của hàng triệu người, và tạo ra những biến thể mới của virus.

Thứ hai, các nước có thể chiến đấu. Họ phong tỏa trong vài tuần để kéo dài thêm thời gian, tạo ra một kế hoạch hành động có tính toán, và kiểm soát virus này cho đến khi có vắc-xin.

Thật không may, hàng triệu mạng sống vẫn trong vòng nguy hiểm, nhiều chính phủ khắp thế giới hiện nay đang lựa chọn con đường đấu. Những nhà lãnh đạo cần hiểu điều này để laatj ngược một thảm họa. Thời điểm hành động là đây.

Tài liệu tham khảo:

https://medium.com@vinhtantran/coronavirus;

nhandan.com.vn; dantri.com.vn; tuoitre.vn; baoquocte.vn

(Bài đăng tải trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 1 tháng 4/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đại dịch toàn cầu COVID-19 cần Kiên quyết và Uyển chuyển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO