Sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi giao tiếp theo nhiều cách. Đã qua rồi cái thời mà một người phải dựa vào kết nối mạng di động để gửi và nhận tin nhắn.
Nền kinh tế số Đông Nam Á đã tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây nhờ mức độ số hoá, thâm nhập và sử dụng Internet ngày càng gia tăng. Kể từ năm 2016, số người dùng Internet trong khu vực đã tăng gấp đôi ở 6 quốc gia lớn nhất: Singapore, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Công ty điều hành và quản lý tài sản về các giải pháp kết nối (Keppel) vừa ký thoả thuận hợp tác cùng công ty Amazon Web Services (AWS) triển khai toàn cầu các giải pháp kết nối, hạ tầng bền vững và AI tạo sinh trên toàn cầu.
Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
Đông Nam Á đang chuẩn bị đón nhận một số xu hướng công nghệ mang tính chuyển đổi vào năm 2025. Với tầng lớp trung lưu đang tăng lên, sự thâm nhập Internet mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, Đông Nam Á đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho đổi mới và áp dụng công nghệ.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, thế giới vẫn đang tìm kiếm ứng dụng AI đột phá. Trợ lý ảo có thể là ứng dụng AI đột phá. Việt Nam coi AI nguồn mở là cách phát triển bền vững.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
Trí tuệ nhân tạo (AI), tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của cuộc sống. AI cũng đã và đang cách mạng hóa thị trường lao động ở Đông Nam Á. Tiềm năng của AI trong việc nâng cao hiệu quả và đổi mới đồng thời tạo ra tác động kinh tế xã hội rộng lớn rất đáng kể.
Đông Nam Á đang trở thành một trung tâm dữ liệu (TTDL) phổ biến của thế giới. Các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia và Singapore, đang thu hút sự đầu tư lớn của các công ty công nghệ toàn cầu nhờ vào vị trí chiến lược, chính sách hỗ trợ của chính phủ, và nguồn tài nguyên phong phú.
AI đang trở thành trọng tâm trong quá trình phát triển ngành game Đông Nam Á. Rất nhiều công ty trong khu vực Đông Nam Á đã nhanh chóng ứng dụng AI cho mục đích phát triển và cải tiến trò chơi.
FPT Software vừa công bố hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số Blue Yonder, mang đến các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn diện cho các doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ở Đông Nam Á.
Chuyển đổi số năm 2024 hứa hẹn là năm “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số. Đây cũng là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”. Với chỉ tiêu đặt ra trong lĩnh vực kinh tế số năm 2024 với tổng doanh thu đạt 40 tỷ USD.