Đắk Lắk: Khảo sát 40 điểm Bưu điện văn hóa xã để triển khai dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam’’

04/11/2015 07:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Để triển khai dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam ’’, Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk phối hợp cùng Bưu điện tỉnh tiến hành khảo sát 40 điểm bưu điện văn hóa xã để thực hiện dự án.

Khảo sát địa điểm 40 điểm Bưu điện văn hóa xã

Các điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) tham gia vào dự án phải đảm bảo theo các tiêu chí như : điểm BĐVHX phải thuộc vùng nông thôn, không giáp ranh với thành phố, thị xã. Ưu tiên các điểm thuộc các xã nằm trong vùng được hỗ trợ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (để có thể được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí duy trì cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm từ Bộ Thông tin và Truyền thông); điểm được lựa chọn có vị trí địa lý thuận tiện cho các đối tượng dân cư trong khu vực đến sử dụng các dịch vụ; điểm được chọn phải đảm bảo tại thời điểm lựa chọn trong khu vực đó chưa có quán cafe có dịch vụ internet Wifi miễn phí hoặc nếu có thì phải cách điểm BĐVHX đó ít nhất 300m; có đường truyền internet băng thông rộng (nhưng chưa có dịch vụ internet công cộng) hoặc sẵn sàng cho việc triển khai lắp đặt internet băng thông rộng; điểm có nhân viên có trách nhiệm, làm việc có hiệu quả, nhiệt tình, có năng lực và trình độ để tiếp thu các chương trình đào tạo của dự án nhằm phục vụ tốt khách hàng và có khả năng hướng dẫn người dân sử dụng máy tính và truy nhập internet tại điểm mình phục vụ; đảm bảo kinh phí duy trì hoạt động ổn định và phát triển bền vững...

Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk cùng Bưu điện tỉnh đã khảo sát 40 điểm ở 12 huyện khó khăn của tỉnh gồm các điểm Hoà Nhơn,Tân Hoà, EaNuôil, EaWer, EaHuar, CuôrKnia (huyện Buôn Đôn), Ea Tar, Ea Kpal, Ea Pôk (Cưmgar), Ea Nam, Ea Vy (EaHLeo), Ea Pal, Ea Ô, Ea Tý, Xuân Phú( Eakar), Cư Mlan, Ea Blang( Easúp), Cư Pơng, Cư Né, Cư Kpô( Krông Búk), Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Tân, Cư Kty (Krông Bông); Vụ Bổn( Krông Pắk) ; Đăk Nuê, Krông Nô( Lắk) ; Cư Prao, Krông Jin, Ea Riêng, Ea Lai (Ma’Đrắk) ; Ea Ktuar, Ea Bhốc, Ea Hu, Ea Tiêu, Cư Win, Ea Tu, Hòa hiệp (Cưkuin ) và 2 xã Eatoh, Phú Lộc ( Krông Năng ).

Hầu hết các điểm BĐVHX được khảo sát đều có vị trí thuận lợi, ngay tại trung tâm các xã nên rất phù hợp trong việc triển khai dự án, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của một số điểm vẫn chưa đáp ứng được ưu cầu, không gian còn hẹp, số lượng cán bộ hiểu biết về công nghệ thông tin còn ít, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn….

Dự án “ Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam’’ được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND 40 tỉnh, VNPOST và các đơn vị liên quan triển khai tại 400 điểm Thư viện công cộng (cấp tỉnh, huyện) và 1.500 điểm Bưu điện Văn hóa xã và thư viện xã trên địa bàn 40 tỉnh khó khăn tại Việt Nam. Thời gian  thực hiện là 5 năm (từ 2011 – 2016). Tổng kinh phí của dự án là hơn 50,5 triệu USD, trong đó tài trợ không hoàn lại của tổ chức phi chính phủ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF) tài trợ gần 30 triệu USD, đóng góp bằng phần mềm của Microsoft hơn 3,6 triệu USD và khoảng 17 triệu USD vốn đối ứng của phía Việt Nam.

Cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo

Dự án sẽ giúp điểm BĐVHXthay đổi cách thức hoạt động và phục vụ thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển kỹ năng phục vụ. Dự án sẽ góp phần thúc đẩy giảm bớt sự bất bình đẳng về khoảng cách số giữa các vùng dân cư về việc hưởng lợi từ các thành quả do CNTT và truy nhập Internet mang lại phù hợp với khẩu hiệu “ mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng lợi do công nghệ thông tin mang lại”. Các mục tiêu này của dự án là phù hợp với chính sách của Nhà nước Việt Nam, của Bộ  TT&TT, Bộ VH-TT-DL trong việc thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, đưa internet về nông thôn, đưa thông tin về cơ sở, góp phần  xóa đói giảm nghèo. Cùng với khẩu hiệu “ Máy tính và Internet làm giàu thêm cuộc sống”, dự án cũng sẽ góp phần: Đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính và truy nhập Internet ngày càng tăng của nhân dân tại vùng nông thôn và vùng khó khăn; Giúp cải thiện đời sống cho người dân ở vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và học nghề phù hợp; Mở rộng phạm vi thông tin và dịch vụ chính phủ điện tử tại địa phương và làm gia tăng mức độ tiếp cận của người dân địa phương đối với các dịch vụ này.

Bên cạnh đó, Dự án cũng cung cấp, lắp đặt máy tính nối mạng  Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ cho các điểm BĐVHX. Người dân sẽ được miễn phí 100%  khi đến sử dụng Internet và được giảm 50% giá cước truy nhập Internet tại các điểm BĐVHX của dự án. Cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng cho các nhân viên BĐVHX và để nâng cao chất lượng phục vụ của họ cho công chúng, làm cho các điểm truy cập trở thành điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng tại địa phương.

Việc triển khai dự án cũng sẽ góp phần trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới theo Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-BTTTT ngày 12/10/2011 của Bộ trưởng Bộ TT & TT về việc tổ chức triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó các xã thuộc chương trình nông thôn mới có đủ tiêu chí sẽ được ưu tiên trong quá trình thực hiện dự án.

Thế Sự

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: Khảo sát 40 điểm Bưu điện văn hóa xã để triển khai dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam’’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO