Đăng ký SIM: Mô hình mới về hợp tác khu vực của Thái Lan

MC| 21/06/2016 10:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Ủy ban Truyền hình và Viễn thông Quốc gia Thái Lan (NBTC) đang đi đầu trong việc tiêu chuẩn hóa nền tảng đăng ký SIM (module nhận dạng thuê bao) khu vực cho dịch vụ trả trước ở các nước láng giềng.

Sự hợp tác khu vực đầu tiên theo hình thức này nhấn mạnh xu hướng ngày càng tăng trong việc đăng ký SIM tại các thị trường mới nổi do chính phủ muốn theo dõi và ngăn chặn hoạt động tội phạm trên mạng di động.

Xu hướng này cũng phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc đăng ký SIM khi chúng ta đang bước vào thời đại Internet vạn vật.

Mô hình khu vực của Thái Lan

Chương trình đăng ký SIM quốc gia của Thái Lan sẽ được mở rộng sang Campuchia và Lào, Myanmar vì đây là những quốc gia mà Thái Lan đã thực hiện đàm phán sớm.

Với khoản đầu tư 10 triệu Baht (khoảng USD284,000), NBTC sẽ phát triển một ứng dụng di động đăng ký điện thoại trả trước sử dụng chứng minh thư và dấu vân tay. Các nước tham gia sẽ phải đầu tư những phần cứng cần thiết để thiết lập chương trình này trên toàn quốc.

NBTC hy vọng sự hợp tác này sẽ giúp tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng duy nhất, giúp các nước hợp tác với nhau để ngăn chặn tội phạm bao gồm gian lận, buôn bán ma túy, buôn bán người và khủng bố.

Hiện vẫn chưa có thông tin về hạn chót cho việc đăng ký và liệu các SIM không đăng ký có bị cắt bỏ hay không. Hệ thống đăng ký thống nhất này có thể được phát triển trong vòng 18 tháng, theo NBTC.

Những nỗ lực trong việc triển khai đăng ký SIM ở một số quốc gia khác 

Ủy ban Truyền thông Nigeria (NCC) đã bắt đầu đăng ký thẻ SIM vào năm 2011, để giúp giải quyết những vi phạm với SIM không đăng ký. Mới đây, NCC đã phạt công ty điện thoại di động Nam Phi MTN một số tiền kỷ lục 5,2 tỷ USD vì không ngắt liên lạc thẻ SIM không đăng ký vào cuối năm 2015, dù sau đó khoản phạt này đã được đồng ý giảm xuống còn 1,7 tỷ USD.

Tương tự như vậy, tháng trước, Papua New Guinea bắt đầu đưa ra mức phạt tiền 50.000 PGK cho mỗi hành vi vi phạm của các nhà khai thác di động không đăng ký thẻ SIM của người dùng.

Tanzania đã cảnh báo rằng nước này sẽ thu hồi giấy phép của các nhà cung cấp dịch vụ không đăng ký thẻ SIM. Cameroon thì sẽ cắt các SIM không đăng ký từ ngày 30 tháng 6 năm nay, các nhà khai thác buộc phải triển khai các điểm tiếp nhận đăng trên toàn quốc.

Trong khi đó, Bangladesh đã bắt đầu cắt liên lạc 25 triệu SIM không đăng ký trên cả nước sau một thời gian gia hạn cho việc đăng ký sinh trắc học lại cho thẻ SIM điện thoại đến ngày 31 tháng 5 vừa rồi.

Chủ tịch Ủy ban Viễn thông Bangladesh, Shahjahan Mahmood phát biểu trước các đại biểu lãnh đạo CNTT và truyền thông tại Hội nghị các nhà quản lý toàn cầu (GSR) của ITU rằng việc đăng ký SIM là một phần quan trọng của sáng kiến kỹ thuật số Bangladesh để kết nối mọi người dân của nước này bằng dữ liệu và thoại vào năm 2021.

Tuy nhiên, với khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới không có bất kỳ giấy tờ nhận dạng chính thức nào, nhiều phương pháp đăng ký khác nhau đang được xem xét trước khi triển khai việc đăng ký SIM tại các thị trường mới nổi.

Theo itu4u

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Đăng ký SIM: Mô hình mới về hợp tác khu vực của Thái Lan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO