Diễn đàn

Đấu giá băng tần 700MHz sớm nhất trong năm 2024

Hoàng Linh 11:11 14/05/2024

Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện (VTĐ) - Bộ TT&TT thông tin đến báo chí về việc đấu giá khối băng tần C3 cho 5G và băng tần 700MHz để đẩy nhanh phủ sóng 4G tại các vùng sâu, biên giới hải đảo.

ong-le-van-tuan.jpg
Ông Lê Văn Tuấn thông tin về đấu giá khối băng tần C3 và 700MHz.

Sớm đấu giá khối băng tần C3 và 700MHz

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5/2024 của Bộ TT&TT (tổ chức ngày 13/5), Cục trưởng Lê Văn Tuấn cho biết hiện, Cục Tần số VTĐ đang nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng tần số 700 MHz để tham mưu, trình Bộ TT&TT về chủ trương đấu giá, cấp phép sử dụng băng tần 700MHz cho doanh nghiệp (DN) triển khai 4G/5G trong thời gian tới, dự kiến sớm nhất là trong năm 2024.

Về lý thuyết, để hiệu quả, 4G, 5G cần cả 2 loại băng tần: Băng tần dùng nâng cao tốc độ truy nhập (băng tần cao) và băng tần nâng cao chất lượng vùng phủ sóng (băng tần thấp). Hiện nay, các nhà mạng chủ yếu sử dụng các băng tần 1800MHz, 2100MHz cho 4G, đây là các băng tần thiên về nâng cao tốc độ truy nhập.

Nhà mạng có thể sử dụng băng tần thấp được cấp như băng tần 900MHz để sử dụng cho 4G. Thực tế, do chiến lược đầu tư hạ tầng của mỗi DN khác nhau, nên có DN sử dụng một phần băng tần này cho 4G, có DN dùng hoàn toàn cho công nghệ khác.

Vừa qua, Bộ TT&TT thực hiện đấu giá các khối băng tần thuộc nhóm băng tần trung (mid-band), nhưng vẫn cần băng tần thấp để sau này triển khai 5G Standalone (SA). Việc có thêm băng tần thấp như băng tần 700MHz giúp một số DN vừa cải thiện chất lượng phủ sóng, đặc biệt là phủ sóng trong nhà, vừa giúp tăng thêm tốc độ truy nhập của 4G.

Ông Lê Văn Tuấn cũng thông tin về kế hoạch tổ chức đấu giá lại khối băng tần C3 (3800 - 3900MHz) cho 5G, trước đó hồi tháng 3/2024 đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số VTĐ đối với khối băng tần B1 (2500 - 2600MHz) và khối băng tần C2 (3700 - 3800MHz).

Bộ TT&TT đang triển khai các thủ tục theo quy định của Nghị định 63/2023/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan để tổ chức đấu giá lại khối C3. Hiện, Bộ TT&TT đã ra quyết định xác định mức thu cơ sở đối với khối băng tần C3. Sau khi phê duyệt mức thu cơ sở, Bộ sẽ tiếp tục triển khai các bước theo quy định để đấu giá.

Giá trị của băng tần 700MHz

Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), băng tần 700 (698 - 806)MHz khi sử dụng cho di động đáp ứng vùng phủ sóng rộng lớn hơn băng tần cao hiện nay nên sẽ rất có lợi khi phủ sóng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Tại Việt Nam, băng tần 700MHz trước đây chủ yếu được sử dụng cho hệ thống truyền hình tương tự mặt đất. Tuy vậy, hệ thống này đã được thay thế bởi truyền hình số mặt đất theo Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 (ban hành tại Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Từ 0h ngày 28/12/2020, Việt Nam đã chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên cả nước và băng tần 700MHz đã được giải phóng để sẵn sàng cho triển khai hệ thống thông tin di động IMT.

Ngày 25/12/2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư số 19/2019/TT-BTTTT, quy hoạch băng tần 694 - 806MHz cho hệ thống thông tin di động của Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16/02/2020. Theo đó, băng tần 694 -806 MHz được quy hoạch cho triển khai các hệ thống thông tin di động IMT theo tiêu chuẩn IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo. Băng tần 700 MHz được quy hoạch 3 khối song công phân chia theo tần số, mỗi khối có độ rộng 10MHz.

Theo Cục Tần số VTĐ, việc quy hoạch băng tần 700MHz cho thông tin di động IMT được đánh giá là đáp ứng kỳ vọng của DN viễn thông và mang lại những tác động tích cực đến xã hội: DN có định hướng để xây dựng kế hoạch đầu tư trang thiết bị, phát triển hạ tầng; cơ quan quản lý có cơ sở để tiến hành đấu giá và cấp phép sử dụng băng tần 700MHz; mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân khi dịch vụ thông tin di động 4G/5G được phát triển, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn, miền núi./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
  • Taxi robot Trung Quốc "bắt tay" Uber cung cấp dịch vụ tại Trung Đông
    Theo tuyên bố, quan hệ đối tác sẽ giúp cả hai bên khám phá các thị trường mới tại Trung Đông và các thị trường quốc tế khác.
Đấu giá băng tần 700MHz sớm nhất trong năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO