An toàn thông tin

Đấu tranh phòng chống luận điệu xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Lê Đạt 06/12/2024 14:38

Lợi dụng những hạn chế của nền kinh tế Việt Nam và việc Bộ Thương mại Mỹ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, các thế lực thù địch đang ra sức tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước; phủ nhận những thành quả của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu của KTTT định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

picture16.png
Ảnh: moha.gov.vn

Những lý luận và thực tiễn nền KTTT định hướng XHCN là sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Cộng sản, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển KTTT định hướng XHCN là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”.

Thế nhưng, các thế lực xấu vẫn không ngừng lan truyền luận điệu sai trái, xuyên tạc bản chất, phủ nhận thành tựu của nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.

Các đối tượng cố tình xuyên tạc cho rằng, mô hình KTTT gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa, không có thể chế KTTT định hướng XHCN; KTTT và định hướng XHCN là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng XHCN với KTTT là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn…

Chúng cố tình đưa ra những luận điệu để đả kích vai trò, phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước. Những người này cho rằng, các cơ quan quản lý không đủ năng lực, trình độ, đang sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh tế một cách trái quy luật, làm cản trở phát triển kinh tế hoặc bóp méo thị trường nhằm trục lợi. Từ đó, họ cho rằng, phải có sự chuyển hướng, “xoay trục” phát triển KTTT ở Việt Nam theo nền KTTT tư bản chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, các đối tượng phản động tìm cách khoét sâu, thổi phồng những hạn chế, bất cập của nền kinh tế và những sai phạm, thiếu sót của các cá nhân, tổ chức trong các vụ án về kinh tế xảy ra ở một số bộ, ngành, địa phương để quy kết, nguyên nhân là do lỗi hệ thống, muốn khắc phục phải thay đổi thể chế kinh tế.

Thậm chí, những người này còn cố tình xuyên tạc rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, chống tham nhũng đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng xấu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu.

Tiêu biểu là vụ việc gần đây, những thông tin xuyên tạc về nền KTTT định hướng XHCN của ta liên tục được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố về việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở nước ta vào ngày 2/8/2024 vừa qua.

Chúng xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về KTTT, xuyên tạc thể chế chính trị, nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế hòng chống phá nền kinh tế Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.

Các thế lực xấu không chỉ tung ra nhiều video, bài viết với luận điệu xảo trá mà còn tổ chức nhiều cuộc “tọa đàm, hội luận” nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân có ảnh hưởng gây sức ép với chính quyền Mỹ từ chối công nhận quy chế KTTT ở Việt Nam.

Điển hình, ngày 08/8/2024, trang facebook “Chân trời mới media” thuộc tổ chức Việt Tân đã lợi dụng thị trường vàng để xuyên tạc nền kinh tế thị trường của nước ta, chúng tung luận điệu rằng: “Chỉ có mỗi cục vàng mua bán còn chả xong, ngồi đó mà gào đòi công nhận kinh tế thị trường”…

picture17.png
Ảnh chụp bài đăng của trang facebook “Chân trời mới media”. (Nguồn: internet)

Đây là luận điệu bịa đặt trắng trợn không thể chấp nhận được, thể hiện sự thiển cận, kém hiểu biết của chúng đối với một nền kinh tế thị trường thực thụ; mục đích của chúng là nhằm lừa mị quần chúng và phá hoại nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, hòng làm ảnh hưởng đến quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Các thế lực thù địch, phản động nhận thức được rằng, nền tảng tư tưởng của định hướng XHCN trong nền KTTT ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc phủ nhận nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đồng nghĩa với việc gián tiếp bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là thành tựu của gần 40 năm đổi mới.

Việt Nam đã trở thành nền kinh tế thị trường mới nổi, năng động nhất Đông Nam Á

Gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1986 - 2022, GDP Việt Nam đã tăng gấp 50 lần, đạt khoảng 406,45 tỷ USD, lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới.

picture18.png
Ảnh: dangcongsan.vn

Ước tính năm 2023, GDP Việt Nam đạt khoảng 4.300 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 đôla Mỹ năm 2023.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn từ năm 1986 - 2005 mới đạt 20,7 tỉ USD/năm, thì riêng năm 2022 đã đạt 732,5 tỷ USD, năm 2023 đạt 681 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển từ nhập siêu sang suất siêu 8 năm liên tục kể từ năm 2016, riêng năm 2023, xuất siêu đạt 28 tỉ USD, thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu thế giới.

Kết quả 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 4.237 triệu USD, tăng 18,4%, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1.007 triệu USD.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước; có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác. Đã có 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền KTTT, trong đó có các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh.... Việt Nam cũng đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hơn 60 đối tác thương mại trên thế giới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá về nền KTTT của Việt Nam: “Từng là một trong những quốc gia nghèo nhất vào giữa những năm 1980, Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010.

Công cuộc Đổi mới năm 1986 đã khởi đầu một quá trình chuyển đổi kinh tế trên diện rộng, xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, mở cửa nền kinh tế, bước ra thị trường và thương mại quốc tế, đồng thời khởi xướng các cải cách theo hướng ủng hộ các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Sau những chính sách này, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đưa đất nước trở thành nền KTTT mới nổi chỉ trong vòng 25 năm”.

Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã ghi nhận, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang KTTT đã giúp Việt Nam đạt nhiều thành tựu. Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.

picture20.png
Bốc, xếp hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ảnh: tuyengiao.vn

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN là chính khách, học giả có nhiều năm gắn bó với Việt Nam. Ông đánh giá: “Việt Nam đã là nền KTTT rồi. Việt Nam đáp ứng tốt các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi của tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận một cách chính xác. Doanh nghiệp Mỹ đầu tư mạnh tay vào Việt Nam vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế này”.

Luật sư Eric Emerson, Công ty luật Steptoe LLP có trụ sở tại Washington (Mỹ) cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã đáp ứng đủ 6 tiêu chí mà Bộ Thương mại Mỹ sử dụng để công nhận một nền KTTT. Việt Nam đã chứng minh hiệu quả hoạt động của mình trên các yếu tố theo luật định tốt hoặc thường tốt hơn các nền kinh tế đã được áp dụng quy chế KTTT.

Những thành tựu đã đạt được cùng sự công nhận của cộng đồng quốc tế là lời khẳng định đanh thép cho tính đúng đắn của đường lối đổi mới mà Đảng ta đã chọn, khẳng định con đường đi lên XHCN là phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phản bác mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch. Đồng thời, đây cũng là cơ sở, động lực để thúc đẩy đất nước ta đạt được những thành tựu mới cao hơn, vững chắc hơn trong giai đoạn phát triển tiếp theo./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Đấu tranh phòng chống luận điệu xuyên tạc về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO