Đầu tư, nâng cấp đài truyền thanh cơ sở: Ưu tiên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn

Tiến Hưng| 02/11/2019 14:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Đài truyền thanh cơ sở là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp cận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội một cách đúng đắn, góp phần quan trọng trong việc việc ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đài Truyền thanh xã được tăng cường cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đạị.

Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2019, các đài truyền thanh cơ sở ở huyện Tam Thanh – Phú Thọ đã phát huy những kết quả cao. Có được những kết quả đó nhờ việc đầu tư, tăng cường cơ sở vật chấ, trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.  Đã có nhiều hệ thống máy phát FM công suất 50W, bộ mã hóa, bộ thu kỹ thuật số, bộ trộn tín hiệu âm thanh, đài cassette, đầu thu vệ tinh, loa nén… được đưa vào sử dụng, góp phần tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, nâng cao chất lượng thông tin truyền thông ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.  Xã Tam Thanh, huyện Tân Sơn - một trong 9 xã được đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống đài truyền thanh. Dọc con đường dẫn vào trung tâm xã, những chiếc loa trong trạng thái “im lìm” xưa kia, nay đã không còn, thay vào đó là giọng nói ấm vang của anh cán bộ đài với bản tin nông vụ thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân. Từ khi đài truyền thanh xã được đầu tư trang thiết bị mới, hệ thống máy phát hiện đại, các chương trình phát sóng đã phủ kín khắp khu dân cư; đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách tới bà con cũng thuận lợi hơn. Việc thiết lập, duy trì hoạt động tốt hệ thống đài truyền thanh cơ sở đã góp phần cung cấp những thông tin chính thống của Đảng, Nhà nước là việc vô cùng quan trọng nhất là đối với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Song song với việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, cũng luôn rất cần sự tích cực, chủ động của các xã, phường, thị trấn trong việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng thiết bị, máy móc của đài truyền thanh cơ sở. Bên cạnh đó cần ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở để họ có thể tiếp cận các kỹ năng vận hành thiết bị qua các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ, từ đó phát huy hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động. Theo thống kê mới nhất, hiện nay trên địa bàn tỉnh tỉnh Phú Thọ đã có 100% xã, phường, thị trấn đã có đài truyền thanh; tỷ lệ khu dân cư có loa truyền thanh đạt 93%. Đây là con số đáng mừng, là phương tiện góp phần đưa thông tin đến với nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn có cơ hội tiếp cận thông tin nhanh nhất.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư, nâng cấp đài truyền thanh cơ sở: Ưu tiên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO