Đây là tín hiệu cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới hậu Covid-19

Hoàng An| 29/04/2020 14:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, Việt Nam chỉ còn thực hiện cách ly xã hội với một số huyện nguy cơ cao, còn tất cả các tỉnh, TP đều xuống nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp, nên không nhất thiết phải cách ly xã hội trên toàn địa phương. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh bình thường.

Trong tháng 4/2020, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 93,9 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 72 nghìn lao động, giảm 35,7% về số doanh nghiệp, giảm 28,6% về vốn đăng ký và giảm 16,4% về số lao động so với tháng 3/2020. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 11,2% so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đây là tín hiệu cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Trong tháng, cả nước còn có 3.810 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 11,3% so với tháng trước và tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Tổng cục Thống kê, đây là tín hiệu cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

4.121 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 68,1% và tăng 65,2%; 2.166 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 22,2% và tăng 13,8%; 980 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 25,5% và giảm 17,6%; 2.864 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 51,6% và tăng 42,8%.

Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 445,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 315,7 nghìn lao động, giảm 13,2% về số doanh nghiệp, giảm 17,9% về vốn đăng ký và giảm 29,7% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. 

Nếu tính cả 680,9 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 11,7 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm là 1.126,1 nghìn tỷ đồng, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 17,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 2,1% so với 4 tháng đầu năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng lên 55,4 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 13,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Trong 4 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm trước; gần 14 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 19,2%, trong đó có 2.903 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 5.277 doanh nghiệp đăng thông báo giải thể và 5.776 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.

Cũng trong 4 tháng đầu năm có 5,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 4,6 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4,5%; 75 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 8,7%. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đây là tín hiệu cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đang tái khởi động để chuẩn bị đón cơ hội kinh doanh mới hậu Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO