Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến

An Nhiên| 01/09/2020 16:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Hướng đến đối tượng là những du khách quan tâm đến loại hình du lịch xanh, phát triển bền vững, Tổng cục Du lịch cùng với Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) và Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP) đã hợp tác, cho ra mắt trang "Green Travel" mới trên website du lịch chính thức của Việt Nam dành cho khách nước ngoài tại địa chỉ: www.vietnam.travel/sustainability.

Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến - Ảnh 1.

Giao diện trang "Green Travel".

Giờ đây, khách du lịch quốc tế mong muốn ghé thăm Việt Nam đã có thể tìm thấy những sản phẩm du lịch bền vững tốt nhất chỉ bằng cách truy cập trên một trang thông tin trực tuyến.

Với hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, "Green Travel" cung cấp cho du khách và độc giả những bài viết giới thiệu về thế nào là du lịch có trách nhiệm, hướng dẫn về phong tục tập quán của người Việt, và các bài quảng bá những điểm đến còn ít người biết trên mảnh đất hình chữ S.

Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa: laodong.vn)

Để giúp khách du lịch có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng hơn, "Green Travel" cung cấp danh sách tổng hợp các sản phẩm du lịch bền vững đã được công nhận của Việt Nam. Du khách có thể tìm thấy những điểm lưu trú bền vững như nhà sàn, nhà người dân bản địa, khách sạn; và hiểu thêm về những sản phẩm lưu niệm thủ công, vải, cùng các thương hiệu văn phòng phẩm vừa đậm nét văn hóa Việt Nam vừa hỗ trợ đời sống người dân địa phương, đồng thời cũng có thể tìm hiểu về các tour du lịch mang tính giáo dục cao có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.

Bên cạnh đó, trang "Green Travel" cũng có các bản đồ họa thông tin du lịch bền vững tại Việt Nam, bài viết chuyên sâu về dân tộc thiểu số và các làng nghề thủ công truyền thống.

Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến - Ảnh 3.

Thiếu nữ dân tộc Mông dệt vải lanh. (Ảnh: Văn Phú)

Nhằm hỗ trợ khách du lịch tối đa trong việc lên kế hoạch, trang "Green Travel" cũng đã tổng hợp sẵn các công ty du lịch bền vững uy tín trong phần cuối trang. Để bảo đảm các doanh nghiệp được lựa chọn là những ví dụ xuất sắc về phát triển du lịch bền vững về cả khía cạnh cộng đồng lẫn môi trường, TAB đã tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia tại SSTP trong việc nghiên cứu nội dung trong mục "Green Travel", tuân theo các tiêu chuẩn được SSTP áp dụng cho ngành du lịch Việt Nam.

Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến - Ảnh 4.

Vịnh Hạ Long là một trong những điểm đến được yêu thích của du khách quốc tế.

Mục đích của "Green Travel" là bước đầu hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch bền vững, khách du lịch quan tâm tới hình thức du lịch này tìm hiểu thông tin trước và chuẩn bị cho chuyến đi đến Việt Nam khi hoạt động du lịch quốc tế được mở cửa trở lại.

Trong thời gian tới, trang www.vietnam.travel sẽ trình chiếu các đoạn phim quảng bá về những sản phẩm bền vững tốt nhất; tổ chức các cuộc thi với giải thưởng là sản phẩm bền vững và các chuyến du lịch trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram (@vietnamtourismboard)...

Ngoài ra, Tổng cục Du lịch mới đây cũng đã cho ra mắt trang "Virtual Vietnam" trên trang web www.vietnam.travel/virtual-vietnam cung cấp các thông tin nhằm khuyến khích khách du lịch khám phá Việt Nam tại nhà khi Việt Nam vẫn đang đóng cửa biên giới với khách du lịch nước ngoài. Đây là trang thông tin du lịch sử dụng công nghệ thực tế ảo để mang đến các trải nghiệm du lịch trực tuyến như hành trình 360 độ, công thức nấu món ăn Việt Nam, tranh tô màu, các đoạn phim về nhiều chủ đề hấp dẫn khác.

Đặc biệt, để chuẩn bị cho việc mở lại thị trường du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép, Việt Nam đã đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá, xúc tiến thu hút khách quốc tế sau dịch COVID-19 với chủ đề "Vietnam Now", "Visit Vietnam from home" trên website www.vietnam.travel; xây dựng ấn vật phẩm và video quảng bá Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn; nghiên cứu xu hướng, thói quen và nhu cầu của thị trường mục tiêu hậu COVID-19.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Văn hóa đổi mới sáng tạo: Khuyến khích khám phá, khoan dung thất bại
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng, Ngày 21/4 vừa là Ngày Sáng tạo và Đổi mới toàn cầu vừa cũng là Ngày Văn hóa đổi mới sáng tạo Việt Nam. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, khuyến khích khám phá, khoan dung thất bại”.
  • Để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan tỏa
    Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng: "Chúng ta cần tạo ra một hệ sinh thái ĐMST mà ở đó, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước, người dân có thể sáng tạo trong điều kiện thực tế của mình, nhà nước hỗ trợ môi trường, thể chế và động lực để đổi mới sáng tạo không bị cản trở, mà được khơi thông và lan toả".
  • Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng
    Năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới với mục đích nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững.
  • 75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam: Những truyền thống vẻ vang
    Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Báo chí trong bối cảnh bùng nổ mạng xã hội và chuyển đổi số
    Báo chí là một trong những loại hình phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại. Các tác phẩm, sản phẩm báo chí luôn phải mang đến công chúng những giá trị thông tin thời sự, chân thật, khách quan về các sự kiện, vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội. Dù trong bối cảnh phát triển nào thì các loại hình báo chí vẫn đóng vai trò quan trọng là phương tiện truyền thông chủ lực, thiết yếu dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh quảng bá du lịch bền vững ra quốc tế bằng hình thức trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO