Đẩy mạnh số hóa hồ sơ người có công, mộ liệt sĩ

Minh Anh| 27/04/2020 14:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, việc lưu trữ hồ sơ người có công bằng giấy gặp nhiều khó khăn về công tác bảo quản vì số lượng lớn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đẩy mạnh triển khai đề án số hóa hồ sơ người có công nhằm hỗ trợ trong việc quản lý và tiết kiệm không gian lưu trữ, quyết tâm hoàn thành trong năm 2020.

Dự kiến sẽhoàn thành số hóa hồ sơ người có công trong năm 2020

Là địa phương đi đầu trong cả nước thực hiện việc số hóa hồ sơ cho người có công, ngay từ năm 2018, tỉnh Phú Thọ đã bắt tay vào ứng dụng CNTT thực hiện công tác này.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng Phòng Người có công Sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ cho biết, toàn tỉnh có trên 250 nghìn hồ sơ người có công với cách mạng. Trong đó có 17.825 hồ sơ liệt sĩ, 295 hồ sơ cán bộ lão thành cách mạng, 604 hồ sơ cán bộ tiền khởi nghĩa, 16.239 hồ sơ thương binh, 5.807 hồ sơ bệnh binh... và các đối tượng khác.

Kết thúc năm 2019, về cơ bản tỉnh đã hoàn thiện xong việc số hóa hồ sơ cho người có công, giúp giảm thiểu việc tra cứu trực tiếp đối với các loại hồ sơ đặc biệt quan trọng, tình trạng vật lý kém và có tần suất khai thác nhiều. Việc số hóa còn góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực, kinh phí trong việc bảo quản tài liệu hồ sơ.

Đẩy mạnh số hóa hồ sơ người có công, mộ liệt sĩ - Ảnh 1.

Số hóa hồ sơ cho người có công ở Phú Thọ. (Ảnh: Minh Anh)

Không riêng gì Phú Thọ, nhiều tỉnh thành khác như Thanh Hóa, Ninh Bình cũng đã thực hiện xong công tác số hóa người có công.

Trao đổi về vấn đề thực hiện số hóa hồ sơ người có công, ông Đào Ngọc Lợi - Cục trưởng Cục Người có công ( Bộ LĐTBXH) cho rằng, đây là việc làm lớn có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam có hơn 9,2 triệu người có công. Hầu hết giấy tờ chứng thực của người có công có từ lâu là bản giấy nên việc lưu trữ tài liệu gặp nhiều khó khăn. Chính bởi vậy, yêu cầu số hóa hồ sơ, tài liệu này là việc cấp bách.

Liên quan tới tiến độ triển khai việc số hóa hồ sơ người có công trong cả nước, ông Lợi cho biết, hơn một nửa số tỉnh thành đã hoàn thành, nhưng chưa có báo cáo cụ thể.

"Sau khi có thông tin của các địa phương thì chúng tôi mới bắt tay vào làm chương trình quốc gia. Dự kiến trong năm 2020 này sẽ hoàn tất việc số hóa hồ sơ của người có công" - ông Lợi nói.

Đẩy mạnh số hóa hồ sơ người có công, mộ liệt sĩ - Ảnh 2.

Nhiều thông tin về bia mộ liệt sĩ đã được các địa phương số hóa cập nhật lên Cổng thông tin liệt sĩ quốc gia. (Ảnh: Minh Anh)

Hoàn tất dữ liệu số hóa bia mộ liệt sĩ

Đầu năm 2019, sau nửa năm chính thức đi vào hoạt động, Bộ TT&TT đã bàn giao Cổng Thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ cho Bộ LĐTBXH quản lý.

Theo đó, tất cả thông tin được tổng hợp, tích hợp, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý thống nhất.

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, đến nay đã có hơn 260.000 lượt truy cập và gần 700 tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ do người dân cung cấp qua Cổng.

Hiện tại, các đơn vị đã thu thập được hơn 2 triệu hình ảnh về mộ liệt sĩ và đưa lên website vị trí trang trọng. Khi đưa Cổng vào hoạt động, nhiều thân nhân liệt sĩ đã truy cập và tìm được phần mộ liệt sĩ.

Ông Đào Ngọc Lợi - Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH) cho biết thêm, việc bàn giao Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ về Bộ LĐTBXH quản lý mới chỉ hoàn thành xong giai đoạn 1 của đề án. Giai đoạn 2 tiếp tục tích hợp dữ liệu để có thể tương tác, trao đổi với thân nhân liệt sĩ để phục vụ tốt hơn công tác quản lý và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

"Hiện tại có hơn một nửa số tỉnh thành thực hiện xong công tác số hóa người có công và 90% địa phương trong cả nước đã thực hiện xong số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin về bia mộ, nghĩa trang liệt sĩ".

Ông Đào Ngọc Lợi - Cục trưởng Cục người có công (Bộ LĐTBXH)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh số hóa hồ sơ người có công, mộ liệt sĩ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO