Đến 2030, cần gần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển

PV| 09/11/2022 11:02
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.

Đến 2030, cần gần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển - Ảnh 1.

Tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển của Việt Nam là 398.706 tỷ đồng.

Chiều 8/11, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về "Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" và Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050".

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết sau 20 năm phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã định hình với quy mô tổng chiều dài trên 90km, đầy đủ các công năng xếp dỡ, năng lực thông qua đạt khoảng 750 triệu tấn/năm. Cảng biển Việt Nam đã được đầu tư với nhiều bến cảng có quy mô lớn, hiện đại, năng suất khai thác cao tương đương các cảng biển trong khu vực và trên thế giới.

dự kiến trong giai đoạn tới, tổng nhu cầu đầu tư hệ thống cảng biển là 398.706 tỷ đồng, trong đó đến năm 2025 là 147.164 tỷ đồng, gồm nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng; đến năm 2030 bổ sung 251.542 tỷ đồng.

Tại hội thảo, nhiều địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia đã có những góp ý để hoàn thiện hai Quy hoạch đang được lấy ý kiến.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng với Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, phải có định hướng để tận dụng được tài nguyên đường bờ. Hiện nay, một số cảng biển còn manh mún, chưa phát huy được hết đường bờ.

"Với quy hoạch chi tiết nhóm cảng cạn, cần đề xuất cụ thể về các chính sách trong giải pháp. Phải nêu rõ các quy định hiện tại còn điều gì vướng mắc, cần tháo gỡ để phát triển," đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho rằng đây là quy hoạch có khối lượng nghiên cứu rất lớn và chuyên sâu, đến nay kết quả đã đạt yêu cầu so với yêu cầu đề cương. Thứ trưởng đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục có ý kiến đóng góp cho dự thảo.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu, làm rõ các ý kiến chuyên ngành, chắt lọc để đưa vào dự thảo, hoàn thiện dự thảo để trình đúng kế hoạch.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cũng cho biết từ trước đến nay, kết cấu hạ tầng luồng hàng hải do nhà nước đầu tư, còn kết cấu hạ tầng bến cảng do doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên thời gian qua, nhiều địa phương đã chủ động sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư kết cấu hạ tầng luồng hàng hải. Điều này tạo thuận lợi cho các cảng biển phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế, đồng thời cũng gánh vác cùng ngân sách Trung ương.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị: "Các địa phương tiếp tục phát huy trách nhiệm trong quy hoạch, đặc biệt đầu tư ngân sách địa phương để ghé vai cùng ngân sách Trung ương, phát huy hiệu quả trong chiến lược phát triển kinh tế"./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • FPT tiên phong về AI, vươn mình tạo dựng tương lai
    Với chiến lược và mục tiêu rõ ràng, FPT đã giành thắng lợi lớn trên hành trình phát triển bền vững. Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Hà Nội: Ứng dụng công nghệ số, triển lãm báo Xuân trực tuyến
    Thư viện quận Tây Hồ là thư viện công cộng đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội ứng dụng công nghệ số thực hiện triển lãm báo xuân, chủ động đưa văn hoá đọc tiếp cận gần nhất với người dân.
  • Công nghệ nhắn tin đang tác động đến Đông Nam Á như thế nào?
    Sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi giao tiếp theo nhiều cách. Đã qua rồi cái thời mà một người phải dựa vào kết nối mạng di động để gửi và nhận tin nhắn.
  • Quản lý dữ liệu và GenAI
    Sự trỗi dậy của AI tạo sinh (GenAI) giống như một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân với tiềm năng chuyển đổi của GenAI.
  • Chiến lược quản lý dữ liệu chính MDM - “Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ, chuẩn bị sẵn sàng”
    Một chiến lược quản lý dữ liệu được xây dựng tốt có thể cải thiện năng suất, nâng cao độ chính xác của dữ liệu và tiết kiệm thời gian cho một tổ chức. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, nó đảm bảo chất lượng, tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Ngoài ra, nó đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và giúp hợp lý hóa các quy trình nội bộ của tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Đến 2030, cần gần 400.000 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO