Trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần hình thành một lực lượng lao động mới xử lý chính xác, nhanh chóng các nghiệp vụ giao nhận tại các cảng biển Việt Nam và một trong số đó có cảng Nam Đình Vũ (TP. Hải Phòng) đã đi tiên phong thành công.
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 10 vừa qua, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, giao lưu với Cảnh sát biển Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.
Cuộc thi tìm hiểu biển, đảo, Luật Cảnh sát biển Việt Nam là dịp để tuyên truyền sâu rộng trong thầy, cô giáo, các em học sinh Quảng Nam về biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ đa dạng sinh học ven biển là thông qua việc thiết lập và quản lý khu bảo tồn biển. Việc tạo hành lang pháp lý minh bạch, điều kiện thuận lợi để phát triển các khu bảo tồn biển là yêu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện nay.
Các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được huy động. Đây được xem là "đòn bẩy" quan trọng để hiện đại hóa hệ thống cảng biển Việt Nam tương xứng với tiềm năng.
Đoàn Việt Nam đã tham dự và trình bày trước Tòa án Quốc tế về Luật biển về quan điểm của Việt Nam trong vụ việc xin ý kiến tư vấn của tòa về nghĩa vụ của các quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng. Hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, duy trì thực thi pháp luật của Việt Nam và các Điều ước quốc tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên các vùng biển, đảo đặt ra những yêu cầu mới, ngày càng cao cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có trọng trách của Cảnh sát Biển Việt Nam.
Gần 100 cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương" được Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức trong những năm qua đã góp phần khơi dậy tình yêu biển, đảo trong thế hệ trẻ.
Sáng 26/8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (28/8/1998 - 28/8/2023).
Sau khi Hiệp định về Biển cả được thông qua, Hiệp định sẽ mở ký trong vòng 2 năm tính từ ngày 20/9/2023 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ). Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện quan trọng đón đầu cơ hội này để phát triển bền vững gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao thị phần vận tải hàng hóa, nhất là vận tải hàng hóa quốc tế bởi hiện nay 90% hàng hóa xuất, nhập khẩu phụ thuộc vào các hãng tàu ngoại. Trong đó, tập trung các giải pháp chiến lược như: phát triển cảng biển, đội tàu đẳng cấp quốc tế và chất lượng dịch vụ quốc tế cùng giá cả cạnh tranh.
Tại Nha Trang, Khánh Hòa vừa diễn ra Đối thoại Biển lần thứ 10 với chủ đề “Năng lượng tái tạo ngoài khơi: Cơ hội và thách thức đối với chuyển đổi xanh” do Học viện Ngoại giao (DAV) và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức.
Trong nhiệm kỳ 2023-2024, Việt Nam được bầu là Chủ tịch luân phiên điều hành và Tổng thư ký của Hiệp hội Cảng biển Đông Nam Á (APA). Đây là quyết định được đưa ra tại hội nghị APA được tổ chức sáng 13/12 ở Malaysia.
Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo đồng thuận cao trong quá trình phối hợp, hợp tác thực hiện nhiệm vụ giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước có vùng biển giáp ranh.
Quy hoạch không gian biển quốc gia đang được Bộ TN&MT xây dựng, thiết lập với kỳ vọng đảo ngược xu thế ô nhiễm, tạo lập một nền kinh tế biển thay đổi mạnh mẽ từ “nâu” sang “xanh”, hài hòa bền vững…