Dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020

.| 10/03/2020 10:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, nhóm hàng nông, thủy sản chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

Báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 của Bộ Công Thương cho hay: Trong 2 tháng đầu năm 2020, cả nước có 7 mặt hàng đạt trị giá trên 1 tỷ USD, đều là các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến.

7 nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm: Đồ gỗ gần 1,5 tỷ USD; dệt may 4,520 tỷ USD; giày dép 2,7 tỷ USD; điện tử, máy tính, linh kiện 5,363 tỷ USD; điện thoại và linh kiện gần 6,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng 2,985 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,4 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính trong nhóm hàng công nghiệp chế biến đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,3%, giày dép các loại tăng 3%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 7,1%, đặc biệt máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng tới 19,6%, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 26,7%...

Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến 2 tháng đầu năm đạt 31,39 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ, chiếm 85,01% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Riêng tháng 2, xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 16 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, tăng tới 55,8% so với tháng 1/2020 do hãng Samsung đã xuất khẩu và bán ra thị trường bộ 3 sản phẩm mới là Galaxy S20, S20 , S20 Ultra.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những mặt hàng có sự sụt giảm là hàng dệt và may mặc giảm 1,7%; xơ, sợi dệt các loại giảm 16,5%; sắt thép các loại giảm 33,9%; sản phẩm từ sắt thép giảm 7,9%...

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm đạt 3,03 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là gạo và sắn (tăng lần lượt là 20,5% và 55,8%).

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, nhóm hàng nông, thủy sản chịu ảnh hưởng rất rõ rệt bởi đây là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản chủ lực của Việt Nam. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 2/2020 đã giảm tới 15,1% so với tháng 1/2020.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nhiên liệu và khoáng sản đạt 774 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nhóm hàng này tăng chủ yếu là do xuất khẩu than đá tăng mạnh 220,4% về lượng và 182,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do Bộ Công Thương đã xem xét báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xuất khẩu than năm 2020 sớm hơn các năm trước, do đó các doanh nghiệp trong ngành đã có cơ sở chủ động, tổ chức thực hiện xúc tiến và xuất khẩu than ngay từ đầu năm với các đối tác truyền thống.

Bộ Công Thương đánh giá, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản, trong khi đây đều là những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Nguyên nhân là hầu hết nguyên liệu sản xuất của Việt Nam như may mặc, linh kiện điện tử được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

"Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020", báo cáo Bộ Công Thương chỉ rõ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO