Dịch vụ Low-Code mới giúp đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng

Tuấn Trần| 15/01/2021 15:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Lần đầu tiên, nền tảng phát triển ứng dụng low-code APEX của Oracle có thể được sử dụng như một dịch vụ độc lập của cơ sở hạ tầng đám mây Oracle (OCI)

Dịch vụ Low-Code mới giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng - Ảnh 1.

Trụ sở chính của Oracle tại Redwood, California, Mỹ.

Oracle đã ra mắt thị trường nền tảng phát triển low-code APEX như một dịch vụ đám mây, giúp lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp định hướng dữ liệu một cách đơn giản.

Dịch vụ độc lập và tương thích với nhiều ứng dụng

Công cụ phát triển ứng dụng Oracle APEX (Oracle APEX Application Development) được mở rộng trên nền chức năng của Oracle APEX đã được sử dụng bởi 500.000 lập trình viên. Nó được đánh giá là một dịch vụ dựa trên nền tảng web dễ sử dụng để xây dựng các ứng dụng web và di động hiện đại. Trong khi nền tảng phát triển ứng dụng APEX gốc chỉ là một phần của cơ sở dữ liệu Oracle, dịch vụ mới được cung cấp như một dịch vụ độc lập và tương thích với nhiều ứng dụng.

Chạy trên cơ sở hạ tầng đám mây Oracle, từ 360 USD mỗi tháng, dịch vụ APEX mới sẽ hỗ trợ cho hơn 500 người dùng, không giới hạn các ứng dụng và có thể mở rộng khi cần thêm dung lượng. Một nghiên cứu từ Pique Solutions đã chỉ ra rằng các lập trình viên có thể xây dựng ứng dụng cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhanh hơn gấp 38 lần và không bị ràng buộc bởi những cú pháp phức tạp.

Với các lập trình viên quan tâm tới lập trình khai báo đơn giản (declarative development) thay vì phương thức coding truyền thống phức tạp, họ có thể bắt đầu xây dựng các ứng dụng low-code miễn phí với công cụ phát triển ứng dụng APEX mới - được bao gồm trong dịch vụ Cloud miễn phí Oracle Cloud Free Tier. Nhờ có cơ sở dữ liệu tự động của Oracle, các ứng dụng được xây dựng và triển khai với dịch vụ phát triển ứng dụng APEX có các ưu thế về tính bảo mật, khả năng mở rộng quy mô hoạt động, tính khả dụng và hiệu suất, cho phép lập trình viên tập trung vào giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, chứ không phải vào các công nghệ hỗ trợ.

Ông Andrew Mendelsohn, Phó Chủ tịch Điều hành mảng công nghệ cơ sở dữ liệu tại Oracle chia sẻ: "Dịch vụ APEX lần này chính là bước tiến mới nhất của chúng tôi. Dịch vụ APEX cho phép các nhà lập trình cơ bản, chuyên viên phân tích kinh doanh và các chuyên gia lập trình xây dựng và triển khai các ứng dụng định hướng dữ liệu có tính thẩm mỹ và phản hồi nhanh một cách dễ dàng nhất".

Khả năng tích hợp chặt chẽ với cơ sở dữ liệu

Dịch vụ APEX còn được thiết lập sẵn với dịch vụ dữ liệu Oracle REST Data Services (ORDS) và SQL Developer Web. Các nhà lập trình có thể tận dụng ORDS để tự tạo lập REST APIs dựa theo dữ liệu ứng dụng, và SQL Developer Web để soạn thảo các lệnh SQL và tạo ra dữ liệu mô hình đồ hoạ. Nếu doanh nghiệp cần lập trình truyền thống dựa trên cơ sở dữ liệu ngoài phạm vi của APEX, thì chỉ với một thao tác đơn giản, các nhà lập trình có thể nâng cấp dịch vụ lên cơ sở dữ liệu xử lý giao dịch tự động của Oracle (Oracle Autonomous Transaction Processing database) với Oracle APEX giúp hỗ trợ toàn diện APIs khách hàng cơ sở dữ liệu Oracle, SQL*Net và bảo vệ dữ liệu tự động (Autonomous Data Guard).

Dịch vụ Low-Code mới giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng - Ảnh 2.

Cấu trúc của Oracle APEX đem tới khả năng tích hợp chặt chẽ với cơ sở dữ liệu, giảm thiểu tới 10 lần số lượt di chuyển giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệu, mang tới thời gian phản hồi nhanh hơn cho người dùng cuối của ứng dụng.

Dịch vụ phát triển ứng dụng APEX cung cấp mọi thứ cần có để xây dựng và vận hành các ứng dụng low-code, mà không yêu cầu trả thêm phí theo người dùng, lập trình viên, ứng dụng, hay cho các dòng dữ liệu ra vào, giúp các nhà lập trình dễ dàng xây dựng và triển khai ứng dụng theo quy mô mong muốn.

Dịch vụ phát triển ứng dụng APEX được quản lý toàn diện, do đó, khách hàng không cần quản lý nền tảng ứng dụng, cơ sở dữ liệu hay cơ sở hạ tầng. Với 360 USD mỗi tháng cho 1 OCPU và 1 TB dữ liệu, dung lượng này có thể hỗ trợ cho hơn 500 người dùng hiện tại sử dụng nhiều loại ứng dụng khác nhau, dịch vụ APEX cũng có thể thay đổi quy mô để hỗ trợ khối lượng công việc lớn hơn khi cần thiết.

Cấu trúc của Oracle APEX đem tới khả năng tích hợp chặt chẽ với cơ sở dữ liệu, giảm thiểu tới 10 lần số lượt di chuyển giữa ứng dụng và cơ sở dữ liệu, mang tới thời gian phản hồi nhanh hơn cho người dùng cuối của ứng dụng. Thêm vào đó, APEX còn cho phép các nhà lập trình ứng dụng khai thác tối đa sức mạnh và tính đơn giản của ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (SQL).

Ông Mark Peters - Giám đốc thực hành và phân tích cấp cao, Enterprise Strategy Group (ESG) cho hay: "Oracle APEX đã có mặt trên thị trường xuyên suốt 2 thập kỉ, và đã phát triển để trở thành nền tảng phát triển ứng dụng định hướng dữ liệu, low-code, hàng đầu trong ngành với hơn 500.000 nhà lập trình trong cộng đồng. Không có nền tảng phát triển nào có thể khai thác tốt hơn tiềm năng độc nhất của cơ sở dữ liệu tự động của Oracle (Oracle Autonomous Database) và Oracle Exadata trên cơ sở điện toán đám mây của Oracle (OCI). Khó có thể tìm thấy một nền tảng đám mây low-code khác với quy mô, hiệu quả chi phí, độ bền và tính dễ sử dụng như của Oracle".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
Dịch vụ Low-Code mới giúp đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO