Diễn đàn CNTT&TT ASEAN-IVO năm 2016

Thu Hương| 25/11/2016 21:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ ngày 24/11 đến ngày 25/11/2016, tại Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Viện CNTT&TT Quốc gia Nhật Bản (NICT) đăng cai tổ chức Diễn đàn CNTT&TT và kỳ họp thường niên Ban điều hành tổ chức ASEAN-IVO năm 2016. Hội nghị lần này tập trung thảo luận 2 vấn đề là an ninh mạng và xã hội thông minh. Tham dự hội nghị có 120 đại biểu đến từ các nước ASEAN và Nhật Bản.

20161125-u1.jpg

Toàn cảnh Diễn đàn CNTT&TT ASEAN-IVO 2016

Ông Hoàng Đăng Hải, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, đây là hoạt động nhằm tăng cường sự hợp tác nghiên cứu giữa các viện nghiên cứu CNTT, viễn thông trong khu vực ASEAN để giải quyết những thách thức chung trong khu vực thông qua các công nghệ và ứng dụng CNTT&TT.cũng tập trung thảo luận những vấn đề đang được khu vực quan tâm và tìm ra những giải pháp ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề trong khu vực.

Ông Hoàng Đăng Hải cũng cho biết thêm, hội thảo lần này còn tập trung được những ý kiến của những nhà nghiên cứu khoa học đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á với nhiều điểm tương đồng. Những ý tưởng được chia sẻ, giới thiệu tại đây không chỉ có giá trị tham khảo chia sẻ, mà sẽ được nghiên cứu để áp dụng vào cải thiện thực tế trong tương lai tại các quốc gia.

Ngoài ra, vấn an ninh mạng cùng với những giải pháp bảo đảm an ninh được cộng đồng CNTT các nước đặt lên hàng đầu. Khi xây dựng xã hội thông minh với Internet kết nối vạn vật, những ứng dụng thông minh được áp dụng để thay đổi cuộc sống tốt đẹp, tiện ích hơn, nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải bảo đảm phát triển an toàn bền vững. Do vậy, vấn đề bảo đảm an ninh mạng và xây dựng xã hội thông minh có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội - ông Hoàng Đăng Hải nhấn mạnh.

Đối với chủ đề Xã hội thông minh, theo Ban tổ chức, các nhóm nghiên cứu có thể đề xuất các ý tưởng trong 3 lĩnh vực hẹp như: Cộng đồng thông minh - Ứng dụng CNTT trong chăm sóc y tế, hạn chế thảm họa thiên tai, CNTT xanh, tiết kiệm nhiên liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…; Thành phố thông minh: Ứng dụng CNTT trong việc giải quyết các vấn đề do sự tăng trưởng dân số như giao thông, xây dựng, giải trí…; Nông thôn thông minh - Ứng dụng CNTT trong việc thu hẹp khoảng cách số tại các vùng nông thôn.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT&TT cho biết, CNTT được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong việc định hướng chiến lược dài hạn tại nhiều văn bản quan trọng, với những định hướng chủ yếu như: tăng trưởng tối thiểu 15%/năm đối với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015 - 2020; Nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số; TP.HCM và Hà Nội tiếp tục duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu; Phát triển nhiều sản phẩm thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực phần cứng - điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; Phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ CNTT chuyên nghiệp; và hỗ trợ xây dựng tối thiểu 7 Khu CNTT tập trung.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên cũng nhấn mạnh, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT trong thời gian tới do Đảng, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp CNTT, cụ thể như: việc thuê  dịch vụ CNTT đã được Nhà nước chủ trương thí điểm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp CNTT tiếp tục được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra, tiềm năng về hạ tầng người dùng viễn thông và xã hội, nhu cầu học tập của người Việt ngày càng tăng và xu hướng công nghệ mới như IoT, Big data, Mobility,…sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Trong thời gian tới, theo đại diện Vụ CNTT, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh nhiều giải pháp để hỗ trợ phát triển ngành như: xây dựng các sản phẩm CNTT trọng điểm nhằm tập trung phát triển và thúc đẩy cạnh tranh; xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp CNTT khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng, chuẩn hóa các quy trình sản xuất, quản lý chất lượng…; xây dựng hệ thống đánh giá, sát hạch đạt chuẩn và nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân lực CNTT; tăng cường quảng bá và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, hội nghị kết nối giữa doanh nghiệp CNTT Việt Nam và các nước./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn CNTT&TT ASEAN-IVO năm 2016
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO