Nghiên cứu này được ủy quyền bởi Schneider Electric nhằm thu thập ý kiến và tầm nhìn của 15 giám đốc CNTT (CIO) và 1.100 nhà điều hành công nghệ thuộc nhiều ngành khác nhau trong khu vực về tình trạng hiện tại của CNTT, việc ứng dụng điện toán biên cũng như những dự định và lời khuyên cho tương lai. Báo cáo đồng thời đưa ra những hiểu biết ở mức độ chuyên sâu về điện toán biên ở 5 nhóm ngành quan trọng.
Ông Trevor Clarke, Giám đốc của TRA chia sẻ: "Trong những năm tiếp theo, một số lượng lớn các doanh nghiệp (DN) ở châu Á - Thái Bình Dương sẽ được trải nghiệm sức mạnh của điện toán biên. Tuy rằng không phải tất cả mọi người sẽ sử dụng thuật ngữ "điện toán biên" nhưng chắc chắn họ đều cần đến các cơ sở và năng lực tính toán tại biên mạng để có thể thành công".
Báo cáo bao gồm phần nghiên cứu trải dài và những cuộc phỏng vấn chuyên sâu từ nhiều đối tượng thuộc các ngành khác nhau đến từ Úc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Philipines và Đài Loan.
Ông Benoit Dubarle, Phó Tổng Giám đốc Schneider Electric khu vực Đông Á và Nhật Bản cho biết: "Báo báo mới từ TRA cho thấy, các nhà điều hành CNTT nên lựa chọn điện toán biên để có thể giải quyết các vấn đề về băng thông và độ trễ. Trong thời điểm sự vượt trội về tốc độ và hiệu quả trở thành lợi thế cạnh tranh, điều này càng khẳng định giá trị to lớn của việc ứng dụng điện toán biên vào môi trường DN".
Điện toán biên giúp giảm thiểu chi phí vận hành và chi phí CNTT
Theo báo cáo, 72% người khảo sát đã ứng dụng điện toán biên cho biết rằng họ đã ghi nhận lợi ích của giải pháp này trong việc giảm thiểu chi phí CNTT, giảm thiểu chi phí vận hành (46%) và gia tăng sự hài lòng của khách hàng (34%). Xét đến những ngành có tỷ lệ ứng dụng điện toán biên cao nhất, giáo dục bậc đại học đứng đầu bảng xếp hạng với 68% DN tham gia khảo sát đã sử dụng điện toán biên. Các yếu tố như đại dịch toàn cầu và sự xuất hiện của các mô hình học tập mới đã giúp việc hợp tác và chia sẻ nguồn lực giữa các trường trở nên phổ biến hơn.
Tương tự, khoảng một nửa số người tham gia phỏng vấn thuộc ngành chăm sóc sức khỏe đã ứng dụng điện toán biên, 80% trong số đó đang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Khảo sát gợi ý những lý do hàng đầu nên ứng dụng điện toán biên là: Có thể giải quyết các vấn đề về băng thông và độ trễ, giải quyết các quy định về bảo mật thông tin và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí.
Trong mảng tài chính, 63% các tổ chức trong lĩnh vực tài chính ở châu Á - Thái Bình Dương đã sử dụng điện toán biên và bày tỏ sự yêu thích của mình với giải pháp này. Trong khi đó, 22% đối tượng tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ sẽ chuyển toàn bộ khối lượng công việc lên đám mây.
Triển khai CNTT ở châu Á – Thái Bình Dương
Nghiên cứu nhấn mạnh một số điểm chính về các chiến lược cơ sở hạ tầng hiện tại ở 10 nước được khảo sát như sau:
• Hybrid IT (Môi trường công nghệ thông tin hỗn hợp) sẽ trở nên phổ biến hơn với 51% người trả lời chia sẻ rằng họ sẽ sử dụng đám mây song song với cơ sở hạ tầng tại chỗ. Phương pháp thiết kế cơ sở hạ tầng dựa trên nhu cầu ứng dụng của DN rõ ràng sẽ là cách tiếp cận chủ đạo để quản lý cơ sở hạ tầng ở châu Á – Thái Bình Dương. Các DN không còn để khái niệm "đám mây là ưu tiên hàng đầu" ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ nữa.
• Dự kiến số lượng DN sở hữu trung tâm dữ liệu tại chỗ và sử dụng dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ sẽ tăng ở mức nhẹ. 21% người tham gia khảo sát có dự định triển khai cơ sở hạ tầng mới.
• 95% người được khảo sát cho biết hiện nay họ đã sử dụng Software as a Service (phần mềm như một dịch vụ - SaaS). Tỷ lệ này sẽ không thay đổi, mặc dù TRA kỳ vọng rằng khi các DN ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ hơn sẽ giúp SaaS tăng trưởng nhiều hơn.
Các kết luận chính của báo cáo về việc ứng dụng điện toán biên
Xét về mức độ ứng dụng của thị trường, 28% các nhà điều hành CNTT trên toàn châu Á – Thái Bình Dương đang triển khai điện toán biên ở nhiều địa điểm, đồng thời thêm 38% các DN sẽ ứng dụng trong vòng 24 tháng tới. Mật độ trung bình được dự đoán sẽ gia tăng từ 7 - 11 địa điểm.
Những trường hợp ứng dụng điện toán biên phổ biến bao gồm:
• Trải nghiệm khách hàng – sử dụng điện toán biên sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn và cho phép khách hàng truy cập dữ liệu và ứng dụng một cách nhanh chóng và an toàn hơn.
• Trải nghiệm nhân viên – giảm thiểu độ trễ và cho phép nhân viên thực hiện công việc năng suất hơn, nhờ vào các tính năng và trải nghiệm mới theo định hướng IoT.
• Giám sát – cho phép chủ động bảo trì các thiết bị và máy móc, giám sát tình trạng của tòa nhà và tài sản, đồng thời đảm bảo việc giám sát an ninh thông qua CCTV.
Nhìn chung, những người tiên phong trong việc ứng dụng điện toán biên ở châu Á – Thái Bình Dương đều đã ghi nhận những lợi ích trong việc giảm thiểu chi phí CNTT và chi phí vận hành, từ đó giúp nâng cao mức độ cải thiện trong kinh doanh từ 5% lên 10%.