Doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ chầy chật vì Covid-19: Rất khó tiếp cận các gói cứu trợ, phải sa thải tới 95% nhân viên

Thu Hương| 23/04/2020 16:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Các gói giải cứu tiếp theo cần có nhiều công cụ đa dạng hơn, phù hợp hơn với những doanh nghiệp nhỏ và các nhà hoạch định chính sách nên có cái nhìn dài hạn hơn về những thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Mỹ.

Công ty

Molly Moon’s Homemade Ice Cream có trụ sở ở Seattle, là 1 công ty bán kem tự làm hiện có 8 cửa hàng và được Molly Moon Neitzel lập ra năm 2008. Công ty có khoảng 100 nhân viên, doanh thu hàng năm trước khi dịch bệnh xảy ra là 8 triệu USD.

Trước khi chính phủ Mỹ tung gói giải cứu (cuối tháng 2)

CEO Neitzel đã dự đoán được mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng từ cuối tháng 2, sau khi doanh số đột ngột sụt giảm rất mạnh so với mức dự kiến. Cô viết thư gửi đến các quan chức chính quyền bang và địa phương vào đầu tháng 3, cảnh báo rằng những doanh nghiệp nhỏ sẽ bị giáng một đòn "rất nhanh và rất mạnh".

Tình hình ngày càng tệ hơn, cô yêu cầu ban lãnh đạo giảm lương, bản thân cô tự nguyện ngừng nhận lương và qua nhiều vòng thì công ty đã phải sa thải tới 95 người, tức gần như toàn bộ nhân viên.

Neitzel chia sẻ rằng ngày thông báo sa thải nhiều nhân viên nhất chính là "ngày tồi tệ nhất trong sự nghiệp". Nhiều nhân viên còn có con nhỏ và những khoản nợ thế chấp.

Tổng chi phí thuê 8 địa điểm kinh doanh là 43.000 USD mỗi tháng. Cô cam kết sẽ tiếp tục thanh toán tiền bảo hiểm y tế cho tất cả nhân viên, tức phải chi 31.000 USD mỗi tháng.

Neitzel cùng với giám đốc nhân sự và tài chính Denise Brown nghiên cứu kỹ lưỡng 2 chương trình cho vay khẩn cấp mà chính phủ liên bang dành cho các doanh nghiệp nhỏ: chương trình bảo vệ tiền lương (PPP) và chương trình cho vay tổn thương kinh tế do thảm họa Covid-19 (EIDL). (Cả PPP và Covid-19 EIDL hiện không còn nhận đơn xin hỗ trợ nữa vì quỹ đã cạn tiền nhanh chóng, và ngày 21/4 vừa qua Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ mới trị giá hơn 480 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ).

Theo đuổi EIDL (giữa tháng 3)

Sau khi Neitzel và Brown hoàn thiện hồ sơ để xin khoản vay tối đa 2 triệu USD theo chương trình EIDL vào ngày 18/3, bộ hồ sơ "bị ném đi" và họ thất bại vì đã có quy định mới về hồ sơ.

Cuối cùng đến ngày 8/4 Brown mới tiếp cận được với Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ (SBA) để được hướng dẫn, và số thứ tự xếp hàng của cô là 1.563. Khi đại diện của SBA trả lời điện thoại, Brown nhận thấy rõ ràng là "không có ai ở đó có nhiều thông tin".

Vị đại diện giải thích rằng "SBA sẽ giải ngân 1 khoản ban đầu bằng 2 tháng vốn lưu động của doanh nghiệp, tối đa là 15.000 USD cho mỗi hồ sơ. Trước đó mỗi doanh nghiệp được nhận trước 10.000 USD.

Bối rối với EIDL (giữa tháng 4)

Ngày 15/4, SBA bất ngờ thông báo Molly Moon’s có thể nhận được khoản vay EIDL trị giá 500.000 USD với lãi suất 3,75%, thời hạn 30 năm. Neitzel và Brown chấp thuận, xác nhận là hồ sơ của họ đang được xử lý và bắt đầu lên kế hoạch tuyển dụng lại để mở cửa trở lại.

Họ cũng gọi điện cho 1 nhà đầu tư để lên chiến lược quản lý khoản nợ. Kế hoạch là sẽ sử dụng 500.000 USD như 1 "lưới an toàn", sẽ cố gắng cắt giảm chi phí nhất có thể để cầm cự trong ngắn hạn và đến mùa hè này sẽ có thể trở lại bình thường.

Nhưng sáng 17/4, khi Neitzel and Brown đăng nhập vào hệ thống của SBA, họ nhận được tin nhắn rằng khoản vay đã bị từ chối, "hãy chờ thông tin tiếp theo ở email sau".

Đợi chờ lâu mà không thấy email nào, Brown gọi đến SBA và được thông báo khoản vay của họ bị từ chối vì không đáp ứng được "tiêu chí mới", nhưng lại không nói rõ tiêu chí mới là gì. Neitzel cảm thấy trời đất như sụp đổ dưới chân.

Theo đuổi PPP (đầu tháng 4)

Việc nộp hồ sơ cho chương trình PPP suôn sẻ hơn. Họ nộp hồ sơ xin vay ngày 3/4. 3 ngày sau, Neitzel nhận được tin nhắn từ nhân viên ngân hàng Washington Trust rằng đã được chấp thuận khoản vay 734.000 USD. Neitzel cho rằng ngân hàng hơn 100 năm tuổi đã xử lý nhanh nhẹn "một cách đáng ngạc nhiên" trong khi thiếu vắng chỉ dẫn về chương trình PPP.

Khoản vay được giải ngân ngày 20/4. Neitzel cần tuân theo một số quy tắc được đề ra để khuyến khích doanh nghiệp nhanh chóng tuyển dụng lại lao động. Nhưng cô cho rằng sẽ không có nghĩa lý gì nếu tuyển dụng lại và sử dụng hết số tiền được cho vay để trả lương cho họ trong khi hiện giờ không có việc để làm. Những nhân viên của cô cũng đang được nhận trợ cấp thất nghiệp. "Điều tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng là chúng tôi vẫn đóng cửa. PPP thực sự chỉ là giải pháp ngắn hạn".

Neitzel ước tính Molly Moon’s sẽ sử dụng khoảng 275.000 USD để trả lương khi mở cửa trở lại vào tháng 6 nếu an toàn. Cô vẫn đang trả lương cho vài đầu bếp và 1 người giao hàng để đưa kem tới các cửa hàng thực phẩm.

Trong khoản vay này có 1 phần phải được hoàn trả trong vòng hơn 2 năm. Từ giữa tháng 11 tới Neitzel bắt đầu phải trả 41.000 USD mỗi tháng. Do đó cô dự tính sẽ chỉ tiêu phần khoản vay có thể không phải hoàn trả (forgivable loan) và nộp lại số còn lại. Theo quy định, nếu 1 công ty dùng ít nhất 75% tổng số tiền vay để trả tiền lương nhân viên trong vòng 8 tuần, thì tổng số tiền vay được xếp vào dạng "forgivable".

Bài học

Các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể học được gì từ những gì Neitzel đã trải qua? Neitzel cho rằng sẽ không có doanh nghiệp nào giống hệt giống doanh nghiệp khác, mỗi công ty đều ở trong tình thế khác nhau, có bảng lương khác nhau, có nhân viên được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp khác nhau, và chính sách của từng bang cũng khác nhau.

Thông điệp chính mà cô muốn gửi đến các chủ doanh nghiệp khác là về PPP: "Đó là 1 công cụ phù hợp hơn với các ông lớn và có lẽ không hiệu quả với nhiều người". Cô kiến nghị các gói giải cứu tiếp theo cần có nhiều công cụ đa dạng hơn, phù hợp hơn với những doanh nghiệp nhỏ và các nhà hoạch định chính sách nên có cái nhìn dài hạn hơn về những thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Mỹ.

Tham khảo Bloomberg

Doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ chầy chật vì Covid-19: Rất khó tiếp cận các gói cứu trợ, phải sa thải tới 95% nhân viên - Ảnh 3.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ chầy chật vì Covid-19: Rất khó tiếp cận các gói cứu trợ, phải sa thải tới 95% nhân viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO