Doanh nghiệp sản xuất cần đổi mới sáng tạo như thế nào để không bị thay thế?

PV| 15/09/2022 15:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Diễn đàn cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum 2022 do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM chủ trì tổ chức ngày 20/9/2022 dự kiến có khoảng 200 doanh nghiệp, tập đoàn, hiệp hội tham gia thảo luận và kết nối về đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam.

Những năm qua, cơ quan quản lý đã thể hiện quyết tâm khi đặt mục tiêu đến năm 2030 có mặt trong nhóm 40 quốc gia dẫn đầu trong chỉ số ĐMST toàn cầu (GII), với mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc cùng nền kinh tế số chiếm trên 30% GDP.

Năm 2021, Google, Temasek và Bain & Co. cũng dự báo quy mô nền kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm khoảng 29% và đạt 57 tỷ USD đến năm 2025, vượt qua Thái Lan, Malaysia và chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực.

Để thực hiện hóa mục tiêu và khai thác tiềm năng trên, cơ quan quản lý đặc biệt đặt ra chính sách phát triển các ngành và công nghệ. Trong đó, Việt Nam sẽ tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hóa số; y tế; giáo dục và đào tạo.

Dù vậy, báo cáo của Innosight cũng chỉ ra rằng 75% doanh nghiệp trong nhóm S&P 500 (gồm các doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán của Mỹ) có nguy cơ bị thay thế trong năm 2027 do thiếu sự đổi mới công nghệ. Vậy tương lai nào cho hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp tại nước ta? Các doanh nghiệp sẽ cần ứng dụng công nghệ trong các ngành công nghiệp ra sao để đổi mới và duy trì vị thế đi đầu?

Những nội dung này sẽ được thảo luận và chia sẻ tại Diễn đàn cách tân công nghiệp - Industry Innovation Forum 2022 ngày 20/9 tại Khu đô thị Sala, TP. Thủ Đức, TP.HCM do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM chủ trì tổ chức.

Doanh nghiệp sản xuất cần đổi mới sáng tạo như thế nào để không bị thay thế? - Ảnh 1.

Diễn đàn sẽ có sự tham gia của ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư U&I, ông Phạm Văn Tài - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO), TS. Trần Viết Huân - Phó Chủ tịch CIO Vietnam, CTO SonKim Group, bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, ông Lê Trí Thông - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PNJ, Phó Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM, bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT & CEO IBP, Phó Chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ TP.HCM, ông Bùi Tiến Dũng - Trưởng phòng cao cấp bộ phận phát triển công nghệ Tập đoàn Adidas, đồng sáng lập BenKon

PGS. TS. Nguyễn Anh Thi, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM cho biết, không chỉ riêng Việt Nam, việc ĐMST, áp dụng công nghệ vào sản xuất vẫn là thử thách lớn các doanh nghiệp trên thế giới. Các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nước ngoài/FDI, nhóm đơn vị tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số, nhóm startup công nghệ và nhóm các nhà hoạch định chính sách sẽ quy tụ tại diễn đàn để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường kết nối, hợp tác nhằm góp phần thúc đẩy sự cách tân trong công nghiệp tại Việt Nam. Qua đó nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa chi phí vận hành và hiệu năng sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.

Bà Trương Lý Hoàng Phi, Chủ tịch và CEO IBP, đơn vị đồng tổ chức diễn đàn chia sẻ:"Việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, nhưng chỉ mới có một số ít các doanh nghiệp tiên phong biết cách tận dụng lợi thế của nền sản xuất tiên tiến không chỉ để thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra nhiều giá trị, mang lại lợi ích thiết thực và bền vững cho khách hàng, người lao động, xã hội và môi trường. Những bài học thành công này sẽ được chúng tôi quy tụ tại Industry Innovation Forum 2022"./.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp sản xuất cần đổi mới sáng tạo như thế nào để không bị thay thế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO