Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: thesun.co.uk)
Khảo sát này thực hiện với 360 đối tượng gồm 56 tổ chức ngân hàng tài chính và 304 doanh nghiệp khác tại ba vùng trọng điểm là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Theo đó, so với các tổ chức ngân hàng-tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tỏ ra yếu hơn trong các chỉ số. Ví dụ như về chính sách đầu tư kinh phí, chỉ số tương ứng của doanh nghiệp SME và tổ chức tài chính là 24,7% và 49,7%; nguyên tắc triển khai bảo đảm thông tin là 70,2% và 73%; trình độ nhận thức và đào tạo bồi dưỡng về an toàn thông tin là 23,9% và 59%...
Đại diện VNISA nhận định, đánh giá bước đầu cho thấy xu hướng phát triển an toàn thông tin hiện nay là tích cực nhờ ảnh hưởng bởi Luật an toàn thông tin mạng và các quy định pháp lý mới.
Vẫn theo vị đại diện này, hiện tốc độ phát triển an toàn thông tin chưa nhanh, mới chỉ đạt mức trung bình về chỉ số sau bốn năm. Trong đánh giá còn chưa tính đến một số mặt, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp công nghệ an toàn thông tin.
(Biểu đồ chỉ số an toàn thông tin do VNISA khảo sát).
Mặt khác, các doanh nghiệp SME có chỉ số thấp, chứng tỏ nguy cơ mất an toàn thông tin là rất cao. Trong đó, điểm yếu nhất là trong các khâu thiết lập và thực thi chính sách an toàn thông tin…
Phía VNISA cũng kiến nghị cần có một cơ quan điều phối chiến lược toàn bộ hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng. Cùng lúc, đơn vị này cũng định hướng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin trong cộng đồng, khuyến khích phát triển các sản phẩm và dịch vụ nội địa về an toàn thông tin…/.