Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng "stress hơn cả đi làm": Tay gõ bàn phím, tay buộc tóc cho con mới biết việc chăm con chưa bao giờ là dễ dàng

Thanh Hiền - Mạn Ngọc| 17/04/2020 07:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Giờ đây, khi buộc phải trông con giúp vợ, các anh chồng mới chợt nhận ra việc chăm sóc gia đình nhỏ chưa bao giờ là dễ dàng...

Thời gian lũ trẻ được nghỉ học kéo dài do dịch bệnh đã tạo nên những xáo trộn về phân công công việc trong mỗi gia đình. Giờ đây, khi giúp vợ một tay để chăm sóc con cái, không ít ông chồng phải lắc đầu: "Chăm con chưa bao giờ là dễ dàng!"

Để đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh Covid-19, người người nhà nhà đều đang tích cực và nghiêm túc thực hiện việc cách ly. Không thể phủ nhận những lợi ích tích cực ban đầu mà Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại. Nhưng đi kèm với đó là những thay đổi không nhỏ trong cuộc sống của mỗi gia đình.

Với sự thay đổi này, các đức lang quân cũng nhanh chóng thấu hiểu được những vất vả mà bạn đời của mình phải gánh vác thêm khi không có sự giúp đỡ của người giúp việc, không gửi con đến trường... Bỗng nhiên, những người vợ, người mẹ phải gồng mình mà biến thành siêu nhân.

Từ đó, người đàn ông trong gia đình biến thành những "anh nuôi" tay ngang. Họ gặp phải không ít những câu chuyện dở khóc dở cười, mới ngỡ ngàng không hiểu rằng bao lâu nay, vợ mình đã lấy năng lượng từ đâu mà có thể quán xuyến được nhiều việc đến như vậy.

Làm bảo mẫu khó hơn nhiều so với việc đóng vest ngồi thương thảo với khách hàng

Vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và đặc biệt là sự gia hạn thời gian cách ly xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhịp sống như chậm lại. Những người đàn ông bận rộn nay cũng có đã có thời gian cho gia đình mình, theo cách mà trước nay họ chưa từng trải nghiệm.

Anh Bùi Tuấn Tú (43 tuổi) - một doanh nhân có quỹ thời gian eo hẹp - là giám đốc công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Vì tính chất công việc, anh ít dành thời gian cho con cái chứ chẳng nói đến giúp đỡ vợ việc nhà.

Vợ của anh tự mình quán xuyến hết các công việc lớn nhỏ trong gia đình để cho chồng dành nhiều thời gian lo toan sự nghiệp.

Gia đình có đến ba người con, trong đó cô con gái út mới chỉ năm tuổi. Một mình vợ anh đảm đương việc nội trợ và còn phụ giúp công việc kinh doanh của chồng. Việc bọn trẻ được nghỉ học từ khi dịch bệnh bùng phát đã thay đổi đáng kể thói quen của anh Tú.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Thời gian nghỉ ngơi do dịch bệnh khiến một người bận rộn như anh Tú có thể chơi với các con, phụ vợ việc nhà

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

"Thấy tôi học cách chăm sóc con gái nhỏ và chơi cùng hai cậu con trai lớn, vài người trêu tôi chuyển sang làm "anh nuôi" tay ngang. Từ quen làm việc với giấy tờ, điện thoại, máy tính, giờ tôi lại học buộc tóc cho con gái, vừa trông con vừa làm việc khi khách có nhu cầu. Kể ra cũng lắm chuyện hài, vài lần đầu tôi còn vụng về nên con bé cứ chê xấu, gào khóc đòi bố buộc lại cho bằng được".

Có lẽ đây là kỉ niệm vừa khôi hài lại vừa đáng nhớ của ông bố doanh nhân này trong những ngày phụ giúp vợ chăm sóc con cái. Bỗng nhiên bất đắc dĩ trở thành bảo mẫu của 3 đứa trẻ, anh Tú đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa và từ đó có cái nhìn  tích cực hơn về công việc nội trợ của vợ mình.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Sau bao lần học làm bảo mẫu, anh Tú cũng buộc được tóc gọn gàng cho con gái.

Với khó khăn chung của xã hội, nhu cầu mua đất, tậu nhà của khách hàng giảm mạnh. Không tiếp khách, văn phòng làm việc bỗng biến thành "sân chơi thể dục" cho mấy bố con.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Bố và các con cùng thể dục buổi chiều.

"Chiều nào tôi và hai con trai cũng đánh bóng bàn để tập thể lực. Không được ra ngoài thì ta tập trong nhà. Có lúc, đang chơi hăng thì con gái bắt đi tập đàn cùng. Vui thì có vui nhưng mệt thì nhiều hơn. Trước đây, cứ làm việc xong là rảnh tay, bây giờ phải để ý con cái hơn nên mới biết vợ đã vất vả thế nào. Từ giờ, tôi không dám gọi việc nhà là việc vặt nữa".

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Con gái vẫn ngồi cạnh ngay cả khi bố tranh thủ làm việc.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Dù đang làm gì, chỉ cần con gái đòi học đàn là bố sẽ chiều.

Anh Tú dần học cách trở thành "người đàn ông của gia đình". Dù tình cảm bố con thêm phần gắn kết vì có nhiều thời gian bên nhau, song anh Tú vẫn muốn được nhanh hết dịch để bọn trẻ tới trường học và mình dễ tập trung xử lí công việc. "Chăm sóc trẻ nhỏ là công việc cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, đôi khi tôi thấy còn khó hơn thương thảo với khách hàng" – anh Tú giãi bày.

Con nhỏ đòi ăn, con lớn đòi chơi: việc chăm con còn vất vả hơn làm việc tại công ty

Những ngày cách ly, không ít lịch sinh hoạt bắt buộc phải thay đổi, từ đó nhiều anh chồng phải làm thay vai trò của vợ mình.

Anh Nguyễn Hữu Kiên (28 tuổi, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) là trụ cột trong gia đình có 4 thành viên. Vì tính chất công việc, vợ anh đi làm ca muộn và chỉ có mặt tại nhà khi đồng hồ chỉ 8 giờ tối.

Trước đây, anh không phải bận rộn dành thời gian cho con trai ở tuổi mầm non vì cháu ăn tối ở lớp, được các cô giáo trông nom sau giờ hành chính. Hiện giờ, khi con được nghỉ học, anh gửi con ở nhà bà nội và sẽ đón con khi đi làm về.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Anh Kiên học làm đầu bếp kiêm việc chăm sóc hai con trước khi vợ đi làm về, đôi khi không biết kêu ai vì "đứa nhỏ chưa ăn xong thì đứa lớn lại gào khóc đòi đi chơi".

"Tôi phải hoàn thành "khóa học" cấp tốc để biết cách tắm cho con, nấu một bữa cơm đơn giản để mấy bố con không phải đợi đến lúc mẹ cháu về. Buổi sáng, vợ tôi dậy sớm nấu sẵn đồ ăn bữa tối cho mấy bố con. Nhưng con trai khó ăn nên tôi vẫn phải cặm cụi nấu đồ mới. Nhờ thế, tôi mới biết rán trứng, luộc rau cũng không hề đơn giản" – anh Kiên cho hay.

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Chọn quần áo cũng phải đúng ý cậu con trai, anh Kiên mới thấy "chăm con chẳng hề dễ dàng".

Anh cho biết thêm: "Theo lời vợ dặn, tôi mua cháo dinh dưỡng cho đứa nhỏ. Nhưng cho "đồng chí" ấy ăn hết suất cháo mới lắm gian nan. Có lúc đứa nhỏ chưa ăn xong, đứa lớn lại gào khóc đòi đi chơi, tôi stress hơn cả làm việc ở công ty. Đến cả chọn quần áo cũng phải lục tung cả tủ để tìm đúng cái mà con muốn, bằng không là không chịu mặc. Tự làm mới hiểu vì sao trước đây vợ tôi trông hai đứa mà mệt như đánh vật".

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng

"Tự làm mới hiểu vì sao trước đây vợ tôi trông hai đứa mà mệt như đánh vật" – anh Kiên nửa đùa nửa thật chia sẻ.

Ở góc nhìn khác, người chồng đã có sự chia sẻ cần thiết, không chỉ để phụ giúp việc nhà một phần với vợ mà còn là trải nghiệm quý giá cho bản thân. Có trực tiếp chăm con, mới biết người làm vợ, làm mẹ đã chiến đấu với núi việc không tên trong suốt thời gian dài như thế nào.

Chẳng ai sinh ra là đã giỏi hết mọi việc, trước khi chồng thấy vợ mình điêu luyện trong việc cho con ăn thì các anh có lẽ đã không nhìn thấy vợ áp lực đến phát khóc vì lo lắng chuyện cân nặng của con cái.

Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi bố nấu đồ ăn bị cháy, chọn nhầm quần áo cho con,… có lẽ sẽ khiến không ít các ông chồng "tái mặt" và thêm khâm phục người phụ nữ của gia đình. 

Nhưng dù thế nào đi nữa, phụ nữ có "siêu" đến đâu thì vẫn luôn muốn được người đàn ông của mình giúp đỡ, chia sẻ. Dù rằng nhiều khi những chia sẻ đó cũng mang đến khá nhiều thiệt hại như đổ vỡ đồ đạc, cơm cháy cháo khê... 

Cuối cùng thì dù trong bất kỳ giai đoạn nào, chỉ cần sự đồng cảm và thấu hiểu của người chồng, chung tay nhau mà tát Biển Đông thì các chị em lại sẵn sàng tiếp tục làm siêu nhân mà xây dựng vun vén gia đình nhỏ của mình mà thôi.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Đôi ba ngày trông con hộ vợ khiến không ít anh chồng "stress hơn cả đi làm": Tay gõ bàn phím, tay buộc tóc cho con mới biết việc chăm con chưa bao giờ là dễ dàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO