Truyền thông

Đổi mới tư duy, chủ động nắm bắt cuộc CMCN 4.0 để hội nhập quốc tế

Anh Minh 11:25 11/10/2023

Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, Việt Nam đang rất quan tâm đến những vấn đề mới như kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế dữ liệu.

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình với Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), Việt Nam đã đặt mục tiêu đổi mới tư duy và chủ động nắm bắt cơ hội để hội nhập quốc tế. Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc ứng phó và tận dụng lợi ích từ CMCN 4.0, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 (Vietnam New Economy Forum 2023) vào chiều 6/10, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, Việt Nam đang rất quan tâm đến những vấn đề mới như kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ và kinh tế dữ liệu.

Quan tâm và tạo không gian phát triển với động lực tăng trưởng mới, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết những nội dung liên quan đến phát triển kinh tế mới đã được Chính phủ đề cập trong nhiều văn bản, nghị quyết, chính sách quan trọng của Việt Nam.

kinh-te.png
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 - 2030), Việt Nam đã xác định quan điểm phải đổi mới tư duy hành động, chủ động và nắm bắt kịp thời hiệu quả Cuộc CMCN 4.0 để gắn với quá trình hội nhập quốc tế. Qua đó, Việt Nam sẽ cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế số, xã hội số và coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng cạnh tranh của Việt Nam.

Gắn kết các kế hoạch, chủ trương về các nền kinh tế mới một cách đồng bộ, Việt Nam đã đưa ra những lộ trình thực hiện cụ thể để tránh chồng chéo về chính sách, đồng thời bám sát với thực tiễn nền kinh tế. Ngoài ra, đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao được chú trọng trong công cuộc phát triển kinh tế mới.

Việt Nam cũng đã chủ động nắm bắt cơ hội từ CMCN 4.0 bằng việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các công ty công nghệ. Chính phủ đã thúc đẩy việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp công nghệ cao và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, y tế, giao thông và chế tạo.

Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 có chủ đề “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững”, do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economic Times và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đồng phối hợp chủ trì tổ chức. Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, tại diễn đàn, các chuyên gia, doanh nghiệp đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ các mô hình, cách làm mới trong sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy các nền kinh tế mới phát triển.

Bài liên quan
  • Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam
    Những năm gần đây, mô hình kinh tế chia sẻ đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và tương lai sẽ còn có tốc độ bứt phá hơn nữa khi tỷ lệ người dân sử dụng Internet và điện thoại thông minh ngày càng tăng lên. Kinh tế Việt Nam đang chứng tỏ tiềm năng lớn để mở rộng mô hình kinh tế chia sẻ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đổi mới tư duy, chủ động nắm bắt cuộc CMCN 4.0 để hội nhập quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO