Dự án Luật An toàn thông tin: Cần làm rõ nhiều khái niệm

03/11/2015 20:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 24/6, thảo luận tại hội trường về dự án Luật An toàn thông tin, nhiều đại biểu cho rằng nhiều khái niệm trong luật cần phải được làm rõ.

Về khoản 1 Điều 28 dự thảo quy định cá nhân có trách nhiệm bảo vệ thông tin của chính mình, theo các đại biểu Tôn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), thông tin cá nhân thì cá nhân phải bảo vệ trước, các tổ chức khi thu thập thông tin và sử dụng cũng cần phải có ý kiến đồng ý của cá nhân. Tuy nhiên, thực tế việc phát tán thông tin đang diễn ra khá phổ biến, vì vậy, dự thảo luật cần có quy định các tổ chức phải có điều kiện đảm bảo bí mật thông tin cá nhân.

Trong khi đó đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nêu thực tế hiện có tới 56% trong số 138 triệu thuê bao điện thoại dùng điện thoại thông minh, đa số điện thoại đó đều được gia công từ các quốc gia khác. Ngoài ra, các thiết bị khác như lò vi sóng, máy giặt… đều có khả năng kết nối từ internet và có thể bị mã độc có chủ đích mà chưa ai kiểm soát được.

Vì vậy, việc đòi hỏi người dùng phải tự bảo vệ thông tin cho chính mình sẽ rất khó khăn khi họ không thể kiểm định thiết bị có bị cài đặt mã độc hay không. Đại biểu Phạm Trọng Nhân cho rằng cần có câu trả lời thẳng thắn trước khi luật hoá dự thảo này.

Cần làm rõ các khái niệm

Đại biểu Trần Văn (Cà Mau) cho rằng, dự thảo cần làm rõ các khái niệm như an toàn thông tin, an ninh thông tin, tài nguyên viễn thông, thông tinquốc gia; cần phân biệt thông tin cá nhân và tổ chức, cá nhân có thể xử lý thông tin như tổ chức được không, ngoài các phần mềm độc hại thì còn gìcó thể phá hủy an toàn thông tin…

Một số ý kiến cho rằng, dự thảo cần quy định rõ các cấp độ nguy hiểm của sự cố an toàn thông tin, đến mức nào thì cần nhà nước ứng cứu, việc ứng cứu do doanh nghiệp đề xuất hay do nhà nước chủ động, kịch bản xử lý an toàn thông tin như thế nào...

Còn đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng ngoài quy định an toàn thông tin mạng, cũng cần quy định an toàn thông tin khác như thông tin bản giấy, bởi dù chúng ta đang sống trong thời đại CNTT bùng nổ nhưng các dạng thông tin ngoài mạng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngoài ra, để đảm bảo sự thống nhất với các luật khác như Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, không ít đại biểu đề nghị dự thảo cần có sự kết nối với các luật này.

Liên quan đến Quản lý Nhà nước về an toàn thông tin, các đại biểu cũng bày tỏ nội dung chương 8 trong dự thảo luật cần thể hiện mạnh mẽ hơn vai trò nhà nước trong việc bố trí ngân sách đảm bảo an ninh thông tin, bởi cũng giống như chống dịch và phòng cháy chữa cháy, cần ưu tiên kinh phí cho công tác phòng hơn là để khi xảy ra sự cố thì mới ứng cứu.

Dự thảo Luật An toàn thông tin được xây dựng trong bối cảnh đất nước hội nhập cùng với sự gia tăng việc sử dụng công nghệ thông tin, các sự cố về mất an toàn thông tin tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua kéo theo những thiệt hại về vật chất và phi vật chất, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân, gây bức xúc, lo lắng cho xã hội. Theo đó, nguy cơ mất an toàn thông tin đã trở thành thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việc ban hành Luật sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về an toàn thông tin; tạo điều kiện phát triển ổn định, bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; góp phần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Dự án Luật An toàn thông tin: Cần làm rõ nhiều khái niệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO