Lâm vào khó khăn chung
Bên cạnh các giải đấu cũng như phong trào golf trẻ, sự phát triển của nền golf một quốc gia còn được đánh giá qua chuỗi cung ứng dịch vụdu lịch golf. Với tiềm năng phát triển to lớn, các doanh nghiệp du lịch golf đã góp phần không nhỏ để môn thể thao này dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên trong thời kỳ dịchCovid-19diễn biến phức tạp như hiện nay, mảng dịch vụ này cũng đang có nguy cơ bị đứt gãy cao và từ đó tạo ra những hậu quả không nhỏ đến với các sân golf nước ta.
Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch trong năm 2018, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam để chơi golf hay kết hợp mục đích chơi golf chiếm khoảng 0,8% trong tổng số hơn 15,5 triệu khách du lịch. Đây rõ ràng là một con số không nhỏ, chứng minh cho sức hút mà thị trường golf Việt Nam có thể tạo ra không kém cạnh quá nhiều so với các quốc gia ở châu Á.
Dù vậy dịch Covid-19 đang có những ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đối với hoạt động thể thao này. Yêu cầu buộc khách nước ngoài phải cách ly khi đến Việt Nam, khiến mảng du lịch golf đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách do số lượng khách sụt giảm đáng kể.
Theo ghi nhận của Tổng cục thống kê, lượng khách đến chơi golf tại Việt trong kể từ tháng 4 năm ngoái đã giảm rất nhiều so với ba tháng đầu năm, với số lượng chỉ vài chục đến vài trăm mỗi tháng. Lượng khách sụt giảm mạnh, trong khi con số khách nội địa đến sân cũng không được ổn định khiến các hoạt động tại sân golf gặp nhiều khó khăn, bởi loại hình thể thao này luôn đòi hỏi kinh phí lớn để duy trì.
Biên "nguy" thành "cơ"
Trước những ảnh hưởng từ Covid-19, golf Việt trong năm 2021 chắc chắn sẽ có một diện mạo hoàn toàn khác so với trước đây, không chỉ ở các giải đấu mà còn đến từ du lịch golf và những ngành công nghiệp liên quan. Trong đó nhữnggiải cấp quốc gia với kế hoạch phát triển bài bản và bám sát lộ trình đã vạch sẵnđược xem như một bước đệm để giúp golf Việt chuyển mình mạnh mẽ.
Để có được điều đó, phải kể đến tầm quan trọng trong các biện pháp phòng chống dịch mà chính phủ đang áp dụng ở nước ta. Chính vì khả năng kiểm soát dịch bệnh nhờ phản ứng nhanh chóng kết hợp các biện pháp truy dấu, công tác truyền thông hiệu quả đã giúp Việt Nam trở thành "ngôi sao sáng" trên bầu trời Covid-19 tối tăm, tạo điều kiện cho nhiều môn thể thao, bao gồm cả golf có thể duy trì hoạt động.
Tất nhiên không phải vì thế mà ngành du lịch golf có thể ngồi yên, bởi trông chờ vào những yếu tố khách quan như "vaccine Covid-19" hay "hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh" có thể mang đến những rủi ro không lường trước. Do đó để có thể đón đầu làn sóng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng tích cực thời hậu Covid-19, các đơn vị cung cấp golf và du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ với những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cụ thể.
Về ngắn hạn, việc duy trì các giải đấu phong trào là một điều cần thiết bởi đây chính là nơi gắn kết cộng đồng golfer tại Việt Nam. Điều này có thể thực hiện với một số thay đổi nhỏ đang được áp dụng ở nhiều nước, chẳng hạn như giới hạn số hố thi đấu ở các giải xuống chỉ còn 9 hố, qua đó rút ngắn thời gian trên sân để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, một số hoạt động để thích nghi với tình hình dịch bệnh cũng cần được xây dựng. Lấy ví dụ, chính phủ Thái Lan vào đầu năm 2021 đã đồng ý cho 6 sân golf đủ điều kiện được làm nơi cách ly cho khách quốc tế và không đón tiếp người chơi ở địa phương. Thay vì ở trong phòng cách ly một cách nhàm chán, các vị khách có thể chọn sân golf làm chỗ nghỉ dưỡng và trải nghiệm các vòng golf một cách thú vị.
Trong khi đó về dài hạn, các doanh nghiệp golf cần phải hoạt động chặt chẽ với Hiệp hội golf Việt Nam để theo đuổi các chính sách hỗ trợ từ nhà nước trong thời kỳ khó khăn, ví dụ như miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất để tháo gỡ các khúc mắc. Nếu có được các chính sách ưu đãi từ nhà nước, du lịch golf có khả năng sẽ sớm phục hồi, từ đó mang đến những nguồn thu tốt bởi đây là loạt hình có khả năng thu hút đối tượng khách có chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.
---------------------------
Theo Sports Marketing Surveys đã công bố chi tiết về nghiên cứu được khảo sát việc Covid-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch của những người chơi golf ở Anh đến các nước trong năm 2021 như thế nào.
Trong tổng số những người được hỏi, chỉ có 5% cho rằng sẽ không an toàn khi du lịch bất cứ đâu, 13% nghĩ rằng không an toàn khi đi du lịch nước ngoài.
Trong khi đó, chiếm tới 46% người cho rằng đang có kế hoạch tiếp tục du lịch trong năm nay, 22% họ không muốn phải cách ly sau khi đi nghỉ để chơi golf, chỉ 3% không đủ khả năng để chơi golf vào năm nay do tình hình tài chính thay đổi trong thời kỳ đại dịch.
Có thể nói rằng, Việt Nam kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong năm 2021 trong lĩnh vực du lịch gắn liền với golf sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn.