Multimedia

Đưa món phở trứ danh bước vào thế giới của thời đại số

Trịnh Thu Trang 30/11/2024 20:25

Phở Hà Nội - món ăn quen thuộc của nhiều người, vinh dự nằm trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nay đã được ứng dụng công nghệ số, đem lại trải nghiệm thú vị cho người dân trong khuôn khổ Chương trình "Phở số Hà Thành 2024".

Sáng ngày cuối tuần, dù đã qua khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được tổ chức tối ngày 29/11, rất nhiều người dân vẫn còn đứng xung quanh khu vực bếp của Phở số Hà Thành để chiêm ngưỡng chú robot đang chậm rãi làm món phở tái chín, món ăn duy nhất trong thực đơn của quầy phở đặc biệt.

pho-5.jpg

Những chú robot thành thục chuẩn bị một bát phở bò tái chín qua những công đoạn: chần phở, cho thịt và rau vào bát, chan nước dùng và cuối cùng là đặt thành phẩm lên một chú robot phục vụ khác để đem tới cho thực khách.

pho-1.jpg
Các công đoạn như chuẩn bị bát,
pho-10.png
chần nóng bánh phở…

Theo Ban tổ chức chương trình Phở số Hà Thành 2024, robot làm phở hiện nay vẫn chỉ được lập trình để thao tác những công đoạn đơn giản với những thực phẩm đã được chế biến cùng nước dùng do con người nấu.

pho-2.jpg
Thêm rau thơm, hành lá, các loại thịt bò…
pho-3.jpg
Và cuối cùng là chan nước dùng đã được đầu bếp nấu sẵn.

Robot phục vụ phở sẽ được lập trình sẵn để mang những tô phở nóng hổi đến các bàn đã được đánh số. Kỹ thuật viên hoặc thực khách sẽ nhận bát phở từ khay trên robot phục vụ để thưởng thức.

pho-4.jpg

pho-6.jpg
Kỹ thuật viên giúp thực khách lấy phở và điều khiển robot phục vụ.
pho-7.jpg
Robot phục vụ sẽ đến đúng số bàn được lập trình sẵn để giao phở.

Đây mới chỉ là bản thử nghiệm của robot nấu phở do thương hiệu Phở Ngọc Vượng kết hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển.

Robot sẽ phục vụ người dân đến với lễ hội hết ngày hủ nhật 1/12/2024 theo hai khung giờ từ 8h - 12h và từ 13h - 22h.

Hình ảnh những bát phở được tạo ra bởi công nghệ khiến không ít người trầm trồ, nhưng bên cạnh đó, một số người cho rằng cách ăn phở này cần được cải tiến nhanh hơn, vì để chờ được một bát phở do robot chuẩn bị mất nhiều thời gian hơn so với nhà hàng truyền thống.

Chương trình "Phở số Hà Thành 2024" sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 - 01/12/2024 tại Cổng chính Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sự kiện là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 nhằm tôn vinh món "Phở truyền thống của Hà Nội" và giới thiệu tới người dân về "Phở số"; việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong ngành Ẩm thực Việt Nam.

pho-9.jpg
Lễ hội ẩm thực kết hợp với mô hình phố đi bộ thu hút nhiều gia đình tham gia.

Chương trình được kỳ vọng sẽ đưa món Phở bước vào thế giới của thời đại số, nơi công nghệ được ứng dụng để làm nổi bật nét đẹp ẩm thực ngàn đời nay. Du khách có cơ hội thưởng thức các món "Phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội" và trải nghiệm "Phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại./.

Bài liên quan
  • Công nghệ số tăng trải nghiệm, kích cầu du lịch Việt Nam
    Việc triển khai áp dụng các nền tảng số ở tầm quốc gia của ngành du lịch để tạo nên sự liền mạch và thống nhất về dữ liệu, sự kết nối liên thông chặt chẽ giữa các chủ thể trong ngành du lịch như cơ quan quản lý, các điểm đến, doanh nghiệp, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Cần chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội phát triển công nghiệp công nghệ số
    Trong phiên thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sáng 30/11, nhiều đại biểu cho rằng, để công nghiệp công nghệ số phát triển, cần có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi có tính vượt trội, có trọng tâm, trọng điểm - vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi - vừa thực sự góp phần tạo sự đột phá so với công nghệ thông tin.
  • Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ
    Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn đứng trước những thử thách buộc phải có nhiều chiến lược, sản phẩm để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng, nâng cao chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Trong đó, Tập đoàn Masan nổi bật với những chiến lược và mục tiêu kinh doanh đặt người tiêu dùng làm trọng tâm.
  • Cao Bằng: Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng
    Vừa qua, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Văn bản số 3251/UBND-VX về việc tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng.
  • An Giang tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp nhờ chuyển đổi số mạnh mẽ
    Trong bối cảnh nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, tỉnh An Giang đã tiên phong trong việc áp dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
  • Đầu tư mạnh và đồng bộ hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ số
    Tiếp tục Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 30/11, cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với các nhóm chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ số (CNCNS); Đồng thời, đề nghị có chính sách cụ thể thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao, tạo động lực và không gian phát triển.
Đừng bỏ lỡ
Đưa món phở trứ danh bước vào thế giới của thời đại số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO