Đường sắt hiện đại: Những yêu cầu số hóa và an ninh mạng

Hoàng Linh| 18/04/2019 09:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Số hóa trong ngành đường sắt, bao gồm cả tàu điện ngầm (MRT/MTR) và đường sắt tốc độ cao, đang làm thay đổi các yêu cầu về an toàn đường sắt.

Tội phạm mạng có lẽ là thách thức lớn nhất, ngoài ra còn có nhiều khía cạnh khác cần xem xét, như các chu kỳ sáng tạo và giao tiếp giữa các thiết bị. Vậy các công ty phải làm gì để đảm bảo hệ thống đường sắt được an toàn?

Thời đại số là thời đại của kết nối. Các máy móc có thể được kết nối với nhau và thậm chí với con người. Năm động lực chính thúc đẩy số hóa để tạo ra các mạng thông minh là: IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghiệp 4.0, thực tế ảo (VR) và các hệ thống tự động hóa. Sự phát triển này đòi hỏi các yêu cầu mới về đảm bảo an toàn.

Truyền thông liên lạc được chuẩn hóa là chìa khóa

Để bảo vệ các ứng dụng khỏi các cuộc tấn công mạng, điều quan trọng là giảm thiểu hoặc thậm chí loại bỏ các cơ hội mà con người có thể truy cập hệ thống. Chúng ta đã chứng kiến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nơi mọi người đều có thể truy cập hệ thống dẫn đến xâm phạm dữ liệu và mạng lưới đường sắt cũng không là ngoại lệ.

Do đó, để giảm nguy cơ từ khả năng này, chúng ta có thể triển khai các hệ thống an toàn khép kín. Tội phạm mạng được xác định là mối đe dọa an ninh hàng đầu và các bộ điều khiển phần mềm thương mại có sẵn được thiết kế để ứng phó với vấn đề này. Các bộ điều khiển sử dụng trong những hệ điều hành dành riêng cho các ứng dụng đường sắt khiến cho tin tặc rất khó truy cập.

Các công nghệ điều khiển phần mềm thương mại chỉ sử dụng những chức năng cần thiết cho ứng dụng có liên quan và các hệ thống điều khiển phân tán tách biệt với nhau. Kết quả là nếu bộ xử lý truyền thông bị tấn công, hoạt động an toàn vẫn tiếp tục.

Chuẩn hóa các giao diện truyền thông sẽ tạo ra những bước tiến lớn trong công nghệ đường sắt và tự động hóa. Bằng cách tạo liên lạc nhất quán, các tổ chức có thể kết nối mạng lưới đường sắt trên toàn bộ quốc gia hoặc thậm chí quốc tế. Nhưng việc hợp nhất các giao thức liên lạc khác nhau sẽ tạo ra những thách thức. Do đó, các bộ điều khiển nên được thiết kế sao cho có thể đáp ứng các yêu cầu về chuẩn hóa liên lạc và đảm bảo an toàn liên tục.

Các chu kỳ sáng tạo đang thay đổi

Với sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực phần mềm trong hai thập kỷ qua, các chu kỳ sáng tạo đã ngắn hơn đáng kể. Các bộ điều khiển hiện đại phải đảm bảo có thể cài đặt các bản cập nhật đơn giản và nhanh chóng.

Ngoài ra, có thể ánh xạ các chức năng phần cứng nhờ sử dụng phần mềm. Khả năng tương thích ngược cũng sẽ là lý tưởng để kết hợp các hệ thống cũ hơn với các hệ thống mới hơn để đảm bảo cho phát triển trong tương lai. Thiết kế mô-đun giúp người dùng có thể trao đổi các mô-đun chức năng nhất định hoặc thêm các mô-đun hoàn toàn mới - ngay cả trong khi vận hành.

Cần có một chiến lược rõ ràng cho tương lai số

Dù có chuẩn hóa hay không, việc chuyển đổi các chức năng trung tâm sang đám mây, các con tàu tự động hóa hoặc chuỗi cung ứng thông minh và các mô hình bảo trì, số hóa sẽ khởi động những phát triển mới căn bản trong ngành đường sắt.

Bài liên quan
  • Tăng trải nghiệm số cho khách hàng, ngành đường sắt thay đổi để phát triển
    Sự phục hồi của ngành đường sắt Việt Nam không chỉ đến từ việc tăng cường lưu lượng hành khách mà còn nhờ vào các cải tiến trong dịch vụ. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển này chính là chiến lược chăm sóc khách hàng, đặc biệt là thông qua việc tối ưu hóa trải nghiệm số.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Đường sắt hiện đại: Những yêu cầu số hóa và an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO