EBU kêu gọi các nhà hoạch định chính sách EU đưa ra các quy định rõ ràng về việc đo lường khán giả

TH| 23/01/2018 09:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi Nghị viện châu Âu xem xét dự thảo Quy định về quyền riêng tư kỹ thuật số (ePrivacy) trong tương lai, Hiệp hội phát thanh truyền hình châu Âu (EBU) đã bày tỏ quan ngại về việc dự thảo quy định có thể hạn chế khả năng sáng tạo và cải tiến các dịch vụ số của các tổ chức truyền thông châu Âu.

Theo đó, EBU hoan nghênh các mục đích chung của dự thảo nhưng cũng đưa ra những lo ngại  tiềm ẩn về vai trò của các bên thứ ba mà thu thập dữ liệu đo lường khán giả thay mặt cho các đài truyền hình

Hiện nay, các tổ chức truyền thông thường dựa vào các thỏa thuận theo hợp đồng với các công ty nghiên cứu để đo lường khán giả, nhằm nắm bắt và hiểu rõ hơn về kỳ vọng cũng như nhu cầu của họ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ truyền thông, đồng thời cung cấp cho người dùng một trải nghiệm độc đáo trong thế giới trực tuyến.

EBU đề nghị các thành viên của Nghị viện châu Âu đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ của Quy định ePrivacy đối với đo lường khán giả (theo Điều 8 (1) (d)) được mở rộng cho các bên thứ ba có ký kết hợp đồng thu thập dữ liệu thay mặt cho các tổ chức truyền thông.

Trưởng ban nội vụ châu Âu của EBU, ông Nicola Frank cho biết: “Các đơn vị truyền thông dịch vụ công cộng cố gắng thu thập dữ liệu theo cách thức minh bạch, an toàn và có trách nhiệm nhất để mang lại những trải nghiệm thích hợp nhất cũng như khả năng khám phá nội dung mới. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một khung pháp lý bảo vệ dữ liệu đầy đủ chức năng trên toàn EU nhằm đáp ứng quyền riêng tư của người dùng cuối và tính khả thi về công nghệ”.

Dự thảo Quy định được cho rằng có thể mang lại rủi ro đối với việc kiểm soát các trình duyệt web thông qua các thiết lập về quyền riêng tư của người dùng theo sự đồng thuận (theo Điều 9 (2) và Điều 10 (2)). EBU đặt câu hỏi về việc liệu tiếp cận này có phù hợp với các yêu cầu của Quy định về bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU liên quan tới sự đồng thuận. Đây là một yếu tố có vai trò quan trọng trong các quy định của GDPR. Theo đó, các công ty nắm giữ dữ liệu liên quan đến công dân EU hiện thời cũng phải cung cấp cho các công dân quyền được từ chối chia sẻ dữ liệu dễ dàng như việc người dân đồng ý chia sẻ chúng. Ngoài ra, người dân cũng có thể hạn chế việc xử lý các dữ liệu được lưu trữ về họ; họ có thể chọn lựa để cho phép các công ty lưu trữ dữ liệu của họ nhưng không xử lý nó.

EBU cho rằng người dùng cuối cần linh hoạt trong việc quyết định các trang web hoặc ứng dụng nào mà họ đồng ý cho phép chia sẻ dữ liệu với từng trường hợp cụ thể. Các tổ chức truyền thông cần có được sự đồng thuận nhất định của người dùng cuối khi họ truy cập các trang web liên quan đến việc sử dụng cookie và các công nghệ tương tự khác để duy trì mô hình kinh doanh của mình và đảm bảo sự chắc chắn về mặt pháp lý.

Quy định ePrivacy nhằm mục đích cập nhật các quy định hiện hành được đưa ra trong Chỉ thị về sự tôn trọng cuộc sống cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thông tin điện tử. Mục tiêu chính là để theo kịp với sự phát triển của công nghệ và đảm bảo tính nhất quán về mặt pháp luật với Quy định về bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của EU mới được thông qua.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
EBU kêu gọi các nhà hoạch định chính sách EU đưa ra các quy định rõ ràng về việc đo lường khán giả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO