Chuyển động ICT

Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới

Hà Văn 25/11/2024 20:00

Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

img3171-17325334986551436249087.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson

Tại cuộc tiếp, lãnh đạo Ericsson giới thiệu về năng lực của Tập đoàn; trao đổi về phương thức hỗ trợ Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia; đưa ra một số khuyến nghị về công nghệ số.

Hoan nghênh Chủ tịch Ericsson tới thăm Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp, tích cực của quan hệ Việt Nam – Thụy Điển, đặc biệt là về chính trị - ngoại giao, viện trợ phát triển (đến nay khoảng gần 3 tỷ USD), thương mại song phương hằng năm đều trên 1 tỷ USD.

Thủ tướng cho biết Việt Nam mong muốn đưa quan hệ với Thụy Điển lên tầm cao hơn, thực chất, hiệu quả hơn. Các cơ quan hai nước tích cực phối hợp khai thác tối đa tiềm năng từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), thúc đẩy thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Đánh giá cao tiềm lực về vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của Tập đoàn, Thủ tướng tin tưởng rằng, qua chuyến thăm Việt Nam lần này, Chủ tịch Ericsson sẽ có những đánh giá sâu sắc và toàn diện, làm căn cứ cho những quyết định đầu tư, kinh doanh của Tập đoàn trong thời gian tới.

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động đầu tư của Ericsson tại Việt Nam hơn 30 năm qua, là đối tác lớn của các tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam như VNPT, Viettel, Mobifone...; môi trường làm việc tốt, thân thiện về giới (50% ban quản lý của Ericsson Việt Nam là nữ).

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao các kế hoạch phát triển của Tập đoàn tại Việt Nam, nhất là trong việc cung cấp các giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại Việt Nam; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số.

Nêu rõ Việt Nam xác định chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu, là động lực tăng trưởng mới, cần đi tắt đón đầu, đồng thời Việt Nam có dân số trẻ, có khả năng toán học tốt, Thủ tướng đề nghị Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn thúc đẩy hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến lược, lâu dài, tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; phát triển hạ tầng số, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, Internet vạn vật, xây dựng trung tâm dữ liệu; hợp tác, hỗ trợ phát triển công nghệ 5G, 6G, phát triển Internet vệ tinh thay cho Internet cáp quang; đào tạo nhân lực; chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách; hỗ trợ các tập đoàn, đối tác của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

img3172-1732533498620243228758.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao các kế hoạch phát triển của Tập đoàn Ericsson tại Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán kịp thời để triển khai thành công công việc, Thủ tướng cho biết Việt Nam muốn khai thác không gian vũ trụ, không gian ngầm, không gian biển, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hội nhập.

Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.

Trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển, Thủ tướng đề nghị Ericsson tiếp tục trao đổi với các cơ quan, doanh nghiệp đối tác của Việt Nam, cá nhân ông cũng sẵn sàng tiếp tục trao đổi với Ericsson để thúc đẩy hợp tác sâu hơn, rộng hơn, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, triển khai các dự án, công việc cụ thể trong thời gian tới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – Thụy Điển lên tầm cao mới.

Thủ tướng cho biết để thúc đẩy chuyển đổi số, Chính phủ Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình, chính sách đột phá, trong đó chủ động, tích cực hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số; đầu tư, hiện đại hóa hạ tầng số, ưu tiên phát triển dữ liệu số, tích cực đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp số.

Đồng tình rất cao với các phát biểu của Thủ tướng, Chủ tịch Ericsson khẳng định thị trường Việt Nam rất quan trọng với tiềm năng phát triển lớn, cho biết đã tới Việt Nam nhiều lần trong những năm qua, riêng trong năm nay đây là lần thứ 2.

Nhấn mạnh các công nghệ 5G, 6G với tiềm năng to lớn có vai trò quan trọng trong quá trình số hóa và đánh giá cao việc Viettel triển khai thành công mạng 5G trong thời gian ngắn, ông tin Việt Nam đang đi đúng hướng và sẽ là quốc gia đi đầu trong kinh tế số. Cùng các quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam có thể trở thành những đầu tàu về các công nghệ mới nhất, có thể "nhảy cóc" về các thế hệ mạng.

Ông cho biết Ericsson sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam, đặc biệt, Ericsson sẵn sàng hợp tác phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam để tận dụng năng lực nhằm tạo ra khác biệt, các giá trị mới, áp dụng các giải pháp công nghệ mới, từ đó xuất khẩu ra các nước khác.

Ông cho biết các quyết định của Ericsson được đưa ra trên cơ sở năng lực về hạ tầng, nhân lực… và Ericsson muốn lựa chọn Việt Nam vì nhận thấy cam kết của Chính phủ Việt Nam với số hóa, các doanh nghiệp Việt Nam có khát vọng, các kỹ sư Việt Nam rất có tiềm năng.

Việt Nam là đất nước của những người lao động rất chăm chỉ, tận hiến cho sự phát triển của quốc gia, đó là yếu tố thành công trong nghiên cứu phát triển, ông nói và cho biết sẽ thảo luận cụ thể với các đối tác, đơn vị phía Việt Nam về các cơ hội và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ trong quá trình hợp tác sắp tới.

* Ericsson là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn, nổi bật trong việc triển khai mạng 5G trên toàn cầu và thúc đẩy kết nối không dây hiện đại. Ericsson có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và đã trở thành đối tác quan trọng của nhiều nhà mạng lớn như VNPT, Viettel và Mobifone; tham gia triển khai cách mạng 2G, 3G, 4G giúp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trong nước; hiện đang hỗ trợ phát triển mạng 5G tại Việt Nam. Tính đến quý II/2024, Ericsson Việt Nam có khoảng 400 nhân viên, được Viện Great Place to Work công nhận là nơi làm việc tốt thứ 4 tại Việt Nam (hạng mục công ty vừa).

Theo baochinhphu.vn
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Nền tảng để Việt Nam tham vọng thành công trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn
    Công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực mang tính chiến lược, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ số và AI của Việt Nam. Việc kết nối các chuyên gia, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế để xây dựng môi trường đổi mới sáng tạo trong thiết kế vi mạch và ứng dụng thực tiễn là nhiệm vụ then chốt.
  • Những thách thức và rào cản khi doanh nghiệp ứng dụng GenAI
    Mặc dù GenAI mang lại nhiều giá trị, việc ứng dụng công nghệ này vẫn phải đối mặt với một số thách thức lớn.
  • Ako Dhông - Hơi thở buôn làng giữa lòng Ban Mê
    Ako Dhông hiện còn 33 căn nhà dài. Cộng đồng người Ê Đê ở đây đã xây dựng nó trở thành buôn làng du lịch cộng đồng đẹp đẽ và giàu có nhất của người Ê Đê ở Buôn Ma Thuột.
  • Đối ngoại nhân dân góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh đất nước
    Đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam. Phát huy vai trò là một trụ cột trong nền ngoại giao Việt Nam, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.
  • Nhận diện và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
    Nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực thù địch về vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là hành động rất cần thiết để củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời trực tiếp bảo vệ vững chắc tư tưởng Đảng.
  • Mối quan hệ đang "nồng ấm" giữa báo chí và chuyển đổi số
    Sự ra đời của công nghệ số đã làm thay đổi sâu sắc ngành báo chí, báo hiệu sự chuyển đổi từ các hình thức truyền thống của báo in và phương tiện phát sóng.
  • Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
    Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
  • Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024
    Tối 13/12/2024, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức chương trình Vinh danh sản phẩm công nghiệp chủ lực cho 36 sản phẩm của 25 doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, hệ sinh thái cho lĩnh vực media: Sigma OTT của Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thủ Đô Multimedia) là 1 trong 3 sản phẩm công nghệ số được vinh danh.
  • Chuyển đổi số với báo chí đa nền tảng và bài toán nhân lực
    Khi báo chí đa nền tảng là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan báo chí ngày càng quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Gắn chặt hơn với các cơ sở đào tạo uy tín, thậm chí mời sinh viên về tòa soạn để vừa đào tạo, vừa thực hành là những giải pháp mà một số cơ quan báo chí đã áp dụng và cho hiệu quả ban đầu.
Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO