Chuyển động ICT

Ericsson và PTIT hợp tác trang bị cho sinh viên Việt Nam kiến thức về 5G, AI

AD 29/08/2024 15:57

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế số, việc nâng cao kỹ năng của sinh viên về 5G và các công nghệ tiên tiến sẽ giúp Việt Nam khai thác triệt để tiềm năng của 5G, thúc đẩy quá trình số hóa quốc gia.

Ericsson và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm trang bị cho sinh viên Việt Nam kỹ năng và kiến thức cần thiết về các công nghệ tiên tiến như 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, học máy (machine learning)... nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Theo đó, Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoC) đã được ký kết ngày 28/8/2024 giữa bà Rita Mokbel, Giám đốc Ericsson Việt Nam, và PGS. TS Đặng Hoài Bắc, Hiệu trưởng PTIT, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

bo-truong-bo-thong-tin-va-truyen-thong-nguyen-manh-hung-ba-rita-mokbel-giam-doc-ericsson-viet-nam-pgs.ts-dang-hoai-bac-hieu-truong-ptit-trong-buoi-le-ky-ket-hop-tac(1).jpg
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, bà Rita Mokbel, Giám đốc Ericsson Việt Nam, PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Hiệu trưởng PTIT trong buổi lễ ký kết hợp tác.

Trong khuôn khổ hợp tác, Ericsson sẽ cung cấp nền tảng học tập số Ericsson Educate cho sinh viên PTIT, mở ra cơ hội tiếp cận nhiều tài nguyên học tập đa dạng. Ericsson cũng sẽ hợp tác nghiên cứu với PTIT trong nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa, đồng thời mang đến các cơ hội học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn (WIL) như tham gia vào các dự án hay chương trình thực tập cho sinh viên.

Bên cạnh đó, Ericsson sẽ hỗ trợ Bộ TT&TT trong các sáng kiến nâng cao kỹ năng, chuẩn bị cho việc triển khai 5G trên toàn quốc.

Ericsson đặt mục tiêu hỗ trợ chương trình Công nghiệp 4.0 và các mục tiêu kinh tế số của Việt Nam thông qua việc giáo dục sinh viên, triển khai cơ sở hạ tầng hiện đại, và khuyến khích các nhà phát triển sáng tạo ra những ứng dụng mới.

Ericsson Educate là một cổng thông tin toàn diện về kỹ năng số, cung cấp kiến thức nền tảng về các lĩnh vực công nghệ trọng yếu như 5G, AI, machine learning, tự động hóa, blockchain, điện toán đám mây, khoa học dữ liệu, IoT và viễn thông.

Bằng cách tích hợp nội dung từ nền tảng Ericsson Educate, sinh viên và các chuyên gia tại PTIT có quyền truy cập vào các nguồn học tập số chất lượng cao, tận dụng chuyên môn sâu rộng của Ericsson trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông (ICT).

Đây là lần thứ hai Ericsson hợp tác chính thức với một cơ sở giáo dục tại Việt Nam theo chương trình “Ericsson Educate”, thể hiện cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc đồng hành cùng Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số.

Bà Rita Mokbel, Giám đốc Ericsson Việt Nam, chia sẻ: "Hợp tác giữa Ericsson và PTIT là một bước tiến quan trọng để phát triển lực lượng lao động kỹ năng cao, là yếu tố chủ chốt trong quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Thông qua mối quan hệ đối tác này, Ericsson mong muốn đóng góp sức mình trong xây dựng một hệ sinh thái mạnh mẽ hỗ trợ cho tương lai số của Việt Nam".

Chia sẻ về sự hợp tác này, PGS. TS Đặng Hoài Bắc, Hiệu trưởng PTIT cho biết: “Sự hợp tác với Ericsson sẽ giúp sinh viên của chúng tôi tiếp cận kiến thức về các công nghệ tiên tiến như 5G, AI, tự động hóa, machine learning, và nhiều lĩnh vực khác, cũng như nhận được những kinh nghiệm và hiểu biết thực tế trong ngành. Điều này sẽ giúp các em phát huy các công nghệ này hiệu quả ngay khi tham gia vào lực lượng lao động, góp phần thúc đẩy đất nước trên hành trình hướng tới nền kinh tế số"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Ericsson và PTIT hợp tác trang bị cho sinh viên Việt Nam kiến thức về 5G, AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO