eSport và ngành công nghiệp toàn cầu trị giá tỉ đô

Nam Phương| 19/11/2019 16:17
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự đoán 2019, lượng người chơi eSports tại Việt Nam sẽ đạt là 26 triệu người, cùng với đó là 16 triệu người xem livestream gaming hàng tuần. Với số lượng người chơi và người xem khổng lồ như vậy, doanh thu của ngành eSports Việt Nam có tiềm năng rất lớn, dự kiến lên đến con số hàng trăm triệu đô la Mỹ.

Doanh thu này đến từ một số những mũi nhọn nếu làm được là phân phối game bản quyền, tổ chức các giải đấu eSPorts online, offline và tổ chức các khóa đào tạo Game thủ tham dự eSport. Đây là một trong những chia sẻ đầy tham vọng của Đăng Công và Thu Đông, 2 game thủ chuyên nghiệp đã dành giải vô địch PUGB Đông Nam Á. 

Theo báo cáo về lĩnh vực game di động của Công ty Appota, năm 2018, Việt Nam có khoảng 33 triệu người thường xuyên chơi game trên điện thoại, 45% trong số đó là tín đồ của eSports. Không chỉ thu hút người chơi, thể loại game này còn thu hút cả người xem. Trong năm 2018, đã có hơn 5,8 triệu người xem các trận đấu được tường thuật trực tiếp hoặc phát lại trên các mạng xã hội. Dẫn lời của Appota, 2 nhà vô địch PUGB cũng nhấn mạnh, Việt Nam hiện có lượng người chơi và người xem trên Youtube gaming và Facebook gaming lớn nhất thế giới.

Vậy, eSport là gì, và tại sao eSport lại có tiềm năng lớn đến hàng tỉ đô như vậy?

eSport phát xuất từ những giải đấu của các Gamers tại các trường đại học hơn 20 năm trước, khi ngành công nghiệp máy tính bắt đầu.

Dần dà theo thời gian, eSport lớn mạnh và trở thành giải đấu trò chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt giữa những game thủ chuyên nghiệp. Gọi là ‘e’ vì như mọi tiền tố ‘e’ trước Mail, Commerce, Magazine… chữ ‘e’ đại diện cho ngành công nghiệp điện tử, không khói và như mọi người anh em họ ‘e’ khác, eSport trong quá trình phát triển đã thể hiện độ nóng, độ hot vượt trội của chính bản thân.

Dạo bước vào một vài Cyber Game tại Hà Nội, chúng ta sẽ dễ dàng hỏi được những tựa game hot toàn cầu mà các game thủ Việt từ thiếu niên đến trưởng thành đều trả lời vanh vách. Phỏng vấn nhanh một em bé đang chơi “Call of Duty”, em bé trả lời khá hồn nhiên: “Nếu được cha mẹ thưởng một phần thưởng khi đạt điểm cao kì này, em muốn có vé đi xem eSport tại giải đấu danh giá nhất thế giới - Giải  đấu eSPort Dota 2 toàn cầu, hoặc giải PUBG Đông Nam Á cũng được!”.

Sau khi chào tạm biệt với người hỏi chuyện, em bé tầm tuổi 14-15 dán mắt vào xem giải đấu PUBG đang tổ chức tại Thượng Hải. Trên màn hình là khung cảnh sân vận động hoành tráng, thậm chí độ hoành tráng còn lớn hơn các chương trình lớn trong nước với đông đảo fan hâm mộ phấn khích cổ vũ ở mức cao trào. Trên các tấm pano điện tử lớn ở đỉnh sân là gương mặt các “vận động viên” đầy căng thẳng và kịch tính.

Khác với vận động viên đá bóng, bơi lội hay đấu các môn thể thao Olympic, họ là các game thủ chuyên nghiệp, và đang tham dự giải đấu PUBG danh tiếng để lấy vé vào vòng chung kết PUBG mùa thu 2019. Tương tự như các vận động viên truyền thống, gương mặt các vận động viên của eSport cũng sáng bóng mồ hôi vì cường độ cao của cuộc thi.

Theo Statista, trang web thống kê nổi tiếng toàn cầu, hiện lượng người chơi eSport toàn cầu tính đến hết tháng 8 năm 2017 là khoảng 200 triệu người chơi. Riêng League of Legends chiếm 100 triệu, hơn cả dân số Việt Nam hiện nay.

Số người chơi các game thể thao toàn cầu đến tháng 8/2017 (triệu người) (Nguồn: statista 2019)

Với lượng người chơi đông đảo lên đến con số hàng trăm triệu, các giải đấu eSport khu vực và quốc tế đã trở nên quen thuộc với hàng tỷ người hâm mộ trên thế giới. Bởi vậy, các vận động viên chuyên nghiệp eSports cũng có những khoản thu khổng lồ không kém gì các vận động viên của các môn thể thao khác. Chỉ đơn cử giá trị giải thưởng cho một giải đấu quốc tế thường niên của một số nội dung eSports năm 2018 lên tới hơn 40 triệu USD. Theo xu hướng quốc tế, các đội ngũ thi đấu eSports bắt đầu lớn mạnh và chuyên nghiệp dần tại Việt Nam.

Tương tự như vậy là phong trào xem và tổ chức giải đấu cũng phát triển vũ bão. Theo số liệu do Garena và Tencent cung cấp, riêng trong Arena Of Valor World Cup 2019 (AWC 2019) tổ chức tháng 7.2019 tại Việt Nam, số người xem cao nhất trong cùng thời điểm đã đạt đến con số 850.000 người. Ngoài ra, lượng người xem tích lũy trong suốt 8 ngày phát sóng (từ vòng bảng đến chung kết) cũng đạt hơn 74,5 triệu người xem, tăng 126% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Có thể thấy, eSport hay thể thao điện tử đã là ngành Công nghiệp mang lại lợi nhuận rõ rệt - và với các gamer, đây là xu hướng ngành nghề có tiềm năng đích thực. Công bố trên một số trang web game toàn cầu, Top 10 game thủ chuyên nghiệp có doanh thu hàng năm xê dịch từ 3 triệu đến 4 triệu USD.

Do ai ai cũng sở hữu điện thoại, máy tính bảng hoặc PC nên xu hướng giải trí dịch chuyển về game hay eSport là tất yếu. Không đòi hỏi thể chất đặc biệt, được chơi mà vẫn là một nghề, đó chính là sức hút của eSport.

Như vậy, mơ ước trở thành game thủ chuyên nghiệp, "làm việc mình thích" mà lại vẫn có thu nhập cao đã mở ra ngành nghề mới - “đào tạo game thủ chuyên nghiệp” và hướng kinh doanh mới “tổ chức các sự kiện eSport” và “tổ chức các đoàn - đội chuyên đi đấu eSport”… Các trường Đại học Mỹ, Âu và cả Á đã đưa ra các khóa đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chuyên nghiệp, thậm chí lên đến Thạc sĩ.

Có thể thấy, theo hệ sinh thái tuần hoàn cụ thể là sản xuất Games, bán bản quyền, bán máy chơi game, tổ chức giải đấu, livestreaming giải đấu, bán vé, bán quảng cáo, đào tạo game thủ chuyên nghiệp, mở CyberGame… eSport đã có sức hút lan tỏa tới hàng tỉ người trên hành tinh, bất kể giới tính và tuổi tác.

Con số doanh thu tỉ đô đã trở thành thực tế với sức hút mạnh mẽ  trong thời gian gần đây.  Cụ thể nhất, tất cả các hãng máy tính, công nghệ đều có các phát minh và sáng chế phục vụ riêng cho dòng Gaming với những công nghệ tiên tiến nhất, cụ thể như Alienware, Aorus, Legion,.. và đặc chế riêng các màn hình hoành tráng cho Game như dòng CRG của Samsung hay hãng màn hình BenQ chỉ phục vụ cho Gaming và các thiết bị PSx.

Dù eSport đã và đang được tiếp tục chấp nhận, cũng như là miền đất hứa cho các Startups nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn những nguy cơ cần phải nhìn nhận rõ ràng.  Những gamers mơ ước trở thành game thủ chuyên nghiệp phải hiểu rõ rằng, tại Việt Nam hay các quốc gia châu Á nói chung, rào cản lớn nhất chính là gia đình, bởi ít gia đình chấp thuận thành viên trong nhà lựa chọn nghề nghiệp là “game thủ”.  

Với các doanh nhân lựa chọn hệ sinh thái game, rào cản trên cũng là một trong những yếu tố. Ngoài ra, ngành game với vòng đời game ngắn, kèm công nghệ luôn đào thải khắc nghiệt, lèo lái các biến số luôn phát triển mạnh này để nắm được thành công và phát triển trong hạng mục đầy rủi ro này, đòi hỏi các nhà đầu tư phải mạnh mẽ và đầy táo bạo.  

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
eSport và ngành công nghiệp toàn cầu trị giá tỉ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO