Chuyển động ICT

FOSSASIA Summit 2024: tiếp cận công nghệ mở trong AI, đám mây, tiền điện tử và phần cứng

QA 08/04/2024 16:33

FOSSASIA Summit 2024 - Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) và nguồn mở châu Á đã chính thức khai mạc tại Hà Nội ngày 8/4 với chủ đề “Giải pháp nguồn mở cho phát triển bền vững". Sự kiện kéo dài đến 10/4/2024.

Sự kiện công nghệ quy mô lớn

Sự kiện năm nay được tổ chức bởi FOSSASIA, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (PTIT) và Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA).

FOSSASIA Summit (hay FOSSASIA Open Tech Summit) là sự kiện công nghệ thường niên với quy mô lớn, được tổ chức xuyên suốt trong gần 15 năm qua tại nhiều quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc. Mỗi kỳ Hội nghị sẽ gồm 2 phần chính: Hội thảo chuyên đề và Triển lãm các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.

Hội nghị dự kiến đón khoảng 3.000 người tham dự, 500 công ty trong và ngoài nước cùng với sự góp mặt của 200 diễn giả từ 40 quốc gia là chuyên gia công nghệ thuộc các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo (AI & Robotics); công nghệ bán dẫn (semiconductor); cloud (điện toán đám mây - ĐTĐM); Web3 và blockchain, an ninh mạng (cybersecurity) và cơ sở dữ liệu (CSDL) (Database).

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Anh, Phó Giám đốc PTIT bày tỏ vui mừng được đón các đại biểu đến tham dự hội nghị được tổ chức tại PTIT, được tham dự vào hệ sinh thái sôi động tại PTIT và hòa mình vào một hội nghị thượng đỉnh hứa hẹn mang lại những trải nghiệm, cơ hội học tập và kết nối phong phú. PTIT là đơn vị đào tạo tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam.

ba-phuc.jpeg
Bà Đặng Hồng Phúc: FOSSASIA Summit sẽ trở thành cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, giúp lập trình viên Việt Nam nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề để cạnh tranh cùng bạn bè quốc tế.

Bà Đặng Hồng Phúc, nhà sáng lập FOSSASIA chia sẻ: “Tôi hy vọng FOSSASIA Summit sẽ trở thành cầu nối quan trọng, góp phần giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất, giúp lập trình viên Việt Nam nâng cao chuyên môn, kiến thức và tay nghề để cạnh tranh cùng bạn bè quốc tế. Với nhiều chính sách mở của chính phủ cùng với sự ổn định về chính trị, tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới, không chỉ riêng gì mảng công nghệ mà còn nhiều ngành công nghiệp bổ trợ khác nữa”.

fossasia-1.jpeg
Các chuyên gia trao đổi với cộng đồng tại FOSSASIA Summit 2024

Ông Xiong Wei, Giám đốc điều hành openEuler, diễn giả chính của hội nghị chia sẻ: “Đây là lần thứ hai liên tiếp openEuler được góp mặt tại FOSSASIA Summit, sau sự kiện tại Singapore vào năm ngoái. Dù mới ra mắt từ năm 2019, openEuler đã nhanh chóng bắt nhịp với sự bùng nổ của AI thông qua các công nghệ mới như Euler Copilot và GMEM, góp phần tăng tốc đào tạo, thay đổi cách sử dụng và tương tác của các hệ điều hành truyền thống.

Chúng tôi sẽ dành riêng 01 ngày để chia sẻ với các bạn mọi thứ về openEuler tại FOSSASIA Summit Hà Nội. Tôi hy vọng hội nghị đóng góp ý tưởng để cùng xây dựng một hệ điều hành nguồn mở do chính người châu Á phát triển!”. OpenEuler Day sẽ diễn ra vào ngày 9/4 trong khuôn khổ hội nghị.

fossasia-ptit-2024.jpg

Bên cạnh openEuler Day - chuyên sâu về hệ điều hành nguồn mở, nhóm nhà phát triển và các chuyên gia đến từ Fujitsu, AWS sẽ phân tích sâu sắc về PostgreSQL Database. Đây là cơ hội để tìm hiểu thêm về PostgreSQL - CSDL nguồn mở tiên tiến nhất thế giới. Hoạt động này phù hợp với những ai mới làm quen với CSDL nguồn mở, hoặc những chuyên gia trong lịch vực xây dựng hệ thống.

fossasia-2(1).jpeg
Đông đảo các sinh viên đã tham dự FOSSASIA Summit 2024

Kích thích tăng trưởng bùng nổ bằng cách tiếp cận công nghệ mở

Ông Mario Behling CEO, OPNTEC cho biết trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, các nguyên tắc của phần mềm nguồn mở và miễn phí (FOSS) đã nổi lên như một chất xúc tác mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng trưởng. “Việc nắm bắt các công nghệ mở đang biến đổi các ngành công nghiệp như thế nào bằng cách thúc đẩy hợp tác, thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy các đột phá công nghệ”.

Ông cũng chia sẻ trọng tâm tác động của công nghệ mở trên 4 lĩnh vực then chốt: AI, điện toán đám mây, tiền điện tử (crypto) và phần cứng cũng là 4 nội dung tập trung trao đổi tại hội nghị.

“Bắt đầu với AI, sự phát triển của AI cho thấy các công cụ và nền tảng nguồn mở đang dân chủ hóa việc phát triển AI, cung cấp các thuật toán mạnh mẽ và bộ dữ liệu khổng lồ cho các nhà phát triển trên toàn thế giới. Khả năng tiếp cận này không chỉ giúp tăng tốc nghiên cứu và ứng dụng AI mà còn đảm bảo bối cảnh phát triển đa dạng và toàn diện hơn”.

Trong lĩnh vực ĐTĐM, phiên thảo luận tại hội nghị đề cập cách các giải pháp nguồn mở đang hỗ trợ các tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt, có thể mở rộng và tiết kiệm chi phí. Lĩnh vực này xem xét sự thay đổi hướng tới hệ sinh thái đám mây mở, giúp thúc đẩy khả năng tương tác và ngăn chặn sự khóa chặt của nhà cung cấp, từ đó trao quyền cho các DN điều chỉnh môi trường CNTT theo nhu cầu cụ thể của họ.

Về lĩnh vực tiền điện tử, hội nghị khám phá vai trò của FOSS trong nền tảng và sự đổi mới liên tục trong công nghệ chuỗi khối và tiền điện tử. Các dự án nguồn mở như Bitcoin và Ethereum đã đặt nền móng cho hệ thống tài chính phi tập trung và phiên thảo luận này sẽ làm sáng tỏ cách các nền tảng này khuyến khích an ninh, minh bạch và phát triển dựa vào cộng đồng.

Cuối cùng, cuộc thảo luận chủ đề phần cứng, nơi các nguyên tắc nguồn mở đang cách mạng hóa cách chúng ta thiết kế, xây dựng và chia sẻ các sản phẩm vật lý. Từ các sáng kiến phần cứng mở đang làm cho công nghệ trở nên dễ tiếp cận hơn cho đến sự hợp tác đang vượt qua ranh giới của những gì có thể, phân khúc này thể hiện những tác động hữu hình của công nghệ mở trong không gian phần cứng.

"Kích thích tăng trưởng bùng nổ bằng cách tiếp cận công nghệ mở trong AI, đám mây, tiền điện tử và phần cứng" là lời kêu gọi rõ ràng dành cho các nhà đổi mới, nhà phát triển và lãnh đạo doanh nghiệp nắm lấy đặc tính nguồn mở. Hội nghị không chỉ nêu rõ bối cảnh hiện tại mà còn đưa ra tầm nhìn về cách công nghệ mở có thể tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân và định hình tương lai của ngành công nghệ./.

Bài liên quan
  • Cơ hội giao lưu, kết nối tại FOSSASIA Summit 2024
    Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin (CNTT) và nguồn mở châu Á - FOSSASIA Summit 2024- được kỳ vọng sẽ mang đến những cơ hội giao lưu, kết nối giữa cộng đồng phần mềm nguồn mở trong nước với cộng đồng phần mềm nguồn mở quốc tế, đồng thời giúp Việt Nam trở thành điểm đến ưu tiên hàng đầu của các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
FOSSASIA Summit 2024: tiếp cận công nghệ mở trong AI, đám mây, tiền điện tử và phần cứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO