“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích

Linh Hân| 02/04/2020 15:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Không có khách, nhiều khách sạn chuyển sang làm nơi cách ly tập trung cho những người từ vùng dịch trở về.

Suốt 2 tháng qua, dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ đã khiến cho cuộc sống trên toàn thế giới gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Các trường học, công sở ngừng hoạt động; người dân được khuyến cáo nên ở yên trong nhà và chỉ đi lại khi thực sự cần thiết. Không có khách, nhiều dịch vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch… cũng bị ảnh hưởng theo, phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa hoàn toàn. 

Lo lắng cho tính mạng của mình, người dân từ các vùng tâm dịch đã ồ ạt hồi hương, chấp nhận đi cách ly tập trung 14 ngày theo yêu cầu của chính phủ. Lượng người trở về quá lớn đã gây không ít khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, nhất là trong khâu chuẩn bị nơi ăn chốn ở và đảm bảo sinh hoạt cho những người phải cách ly.

Trong tình thế ngặt nghèo như vậy, một số quốc gia “nhanh trí” nảy sinh sáng kiến: biến khách sạn thành nơi cách ly tập trung. Giải pháp này được coi là “một mũi tên trúng hai đích”, vừa giải quyết được vấn đề nơi ở cho người phải cách ly, vừa không bỏ phí khách sạn trong thời gian vắng khách này.

Mỗi ngày, Singapore phải đón khoảng 1.200 công dân, phần lớn trở về từ các vùng dịch như Anh và Mỹ. Để ngăn chặn Covid-19 lây lan trong cộng đồng, chính phủ nước này đã yêu cầu những người này cách ly bắt buộc tại các khách sạn được chỉ định. 

“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích - Ảnh 1.

Bữa ăn của Chelsie Lee khi được cách ly trong một khách sạn 5 sao nổi tiếng ở Singapore.

Theo The Online Citizen, hơn 7.500 khách sạn đã được chính quyền Singapore đặt chỗ để làm nơi cách ly tập trung. Trong số đó có cả những chuỗi khách sạn nổi tiếng xa xỉ như Hilton, Grand Park Orchard, Pan Pacific, Intercontinental…

Chelsie Lee - một du học sinh Singapore trở về từ Anh cho biết, cô không ngờ mình sẽ được cách ly tại một khách sạn 5 sao ngoài đảo sang trọng như thế này."Tôi có một chiếc giường cỡ lớn riêng cho mình", Lee nói. "Vì phòng nằm trên tầng 8, tôi có thể nhìn thẳng ra biển và hồ bơi. Thật là đẹp".

Trong vòng 14 ngày này, những người phải đi cách ly sẽ chỉ sinh hoạt trong phòng và không được phép sử dụng các cơ sở vật chất khác như phòng gym hay bể bơi. Tuy nhiên, khách sạn sẽ cung cấp cho họ đầy đủ ngày 3 bữa và cả dịch vụ giặt là. Chi phí này sẽ do chính phủ Singapore đài thọ toàn bộ.

“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích - Ảnh 2.

Phòng khách sạn nơi Chelsie Lee đang ở có tiện nghi rất đầy đủ.

Tại Australia, chính phủ nước này cũng đang thi hành các biện pháp tương tự. Kể từ thứ Bảy tuần trước, hơn 1.600 đã được đi cách ly tập trung tại khách sạn Intercontinental ở Sydney và khách sạn Crown Promenade tại Melbourne trong một nỗ lực nhằm giảm thiểu mức độ lây lan của dịch bệnh. Hàng nghìn người khác được cho là sẽ tiếp tục cách ly tại các khách sạn, căn hộ dịch vụ và nhà nghỉ tập thể. Chính phủ Australia cũng sẽ chi trả toàn bộ hóa đơn liên quan tới chuyện ăn ở của những người đang cách ly này.

Theo Angela Nguyen - một du học sinh đang được cách ly tại khách sạn The Hilton ở Sydney, cô cảm thấy rất biết ơn khi được ở đây trong vòng 15 ngày.

“Giường ngủ rất thoải mái”, cô nhận xét trong một đoạn clip tự quay. Phòng của cô khá tiện nghi và đầy đủ, có cửa sổ lớn để nhìn ra ngoài phố xá tấp nập.

Cứ 3 ngày/lần sẽ có nhân viên của khách sạn đến để dọn phòng và lấy rác đi trong 15 phút. Những người đang được cách ly sẽ phải tự thay ga trải giường, cũng như mang đồ thừa sau khi ăn đặt bên ngoài cửa phòng và chờ nhân viên tới lấy. Đồ ăn được khách sạn cung cấp trông cũng hết sức ngon miệng: bánh kẹp, chuối, thanh năng lượng, cơm couscous và nước.

“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích - Ảnh 3.

Bên trong phòng ngủ thuộc khách sạn 5 sao mà Angela Nguyen đang được cách ly tại Sydney.

Động thái này của chính phủ các quốc gia có thể hỗ trợ rất nhiều cho ngành khách sạn vốn đang phải chịu khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19 

“Đây là chiếc phao cứu sinh cho các khách sạn chọn cách tiếp tục hoạt động”, Stephen Ferguson - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Khách sạn Australia - cho biết. Đối với các khách sạn còn mở cửa, chỉ khoảng 10% số phòng được lấp đầy trong khi các nhân viên chủ chốt vẫn phải ở lại túc trực.

“Giải pháp mới này chắc chắn sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các khách sạn trong thời điểm mà nhu cầu du lịch gần như không còn tồn tại”, người phát ngôn của Hiệp hội Khách sạn Singapore nhận xét.

Tại Việt Nam, hơn 120 khách sạn trên toàn quốc cũng chủ động xin làm nơi cách ly, nhưng là để san sẻ bớt phần nào gánh nặng cho Nhà nước. Họ sẵn sàng chịu mọi chi phí để đồng bào trở về quê hương có nơi ăn chốn ở thoải mái trong 14 ngày cách ly. 

Tại Hạ Long (Quảng Ninh), chủ khách sạn Bảo Minh Radiant đã miễn phí ăn ở cho toàn bộ 157 khách nước ngoài đến cách ly trong 14 ngày. “Khi chính quyền cần là chúng tôi đồng lòng”, chị Bùi Thúy Hạnh - chủ khách sạn Bảo Minh Radiant - trả lời báo Thanh niên.

“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích - Ảnh 4.

Bữa ăn tối tại khách sạn Bảo Minh Radiant.

Vào ngày bình thường, khách sạn 4 sao này có doanh thu thấp nhất cũng trên 120 triệu đồng. Tuy nhiên, họ dám hy sinh lợi ích của mình cũng như gạt bỏ nỗi sợ lây nhiễm Covid-19 sang một bên để giúp đỡ cộng đồng.

Ngoài ra, các khách sạn khác cũng cam kết bố trí toàn bộ số lượng phòng để phục vụ mục đích cách ly người từ vùng dịch Covid-19 trở về. Nhiều chủ kinh doanh sẵn sàng hỗ trợ tối thiểu 50% chi phí ăn ở so với giá niêm yết thông thường.

Anh Nguyễn Xuân Phúc - chủ khách sạn Hanvet (Hà Tĩnh) cũng tự dừng việc kinh doanh và cho chính quyền địa phương mượn chỗ cách ly. “Tôi làm việc này vì đây là việc chung của cộng đồng, tôi cũng không đòi hỏi sau này sẽ được chính quyền hỗ trợ trong thời gian dừng kinh doanh khách sạn cho người cách ly", anh Phúc nói.

(Tổng hợp)

“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích - Ảnh 5.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
“Giải cứu” khách sạn xa xỉ bằng cách biến thành nơi cách ly tập trung: Vừa chống Covid-19 vừa không lãng phí phòng, một mũi tên trúng hai đích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO