Giải pháp an toàn bảo mật cho thiết bị di động trong cuộc CMCN 4.0

Bảo Bình| 16/11/2021 20:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Thiết bị di động đã trở thành một phần rất quan trọng, tham gia vào nhiều lĩnh vực trong công cuộc chuyển mình của doanh nghiệp (DN) trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Vấn đề bảo mật thiết bị di động đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của DN.

Nói đến công nghiệp 4.0, chúng ta thường nói đến những công nghệ cốt lõi như IoT, dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing) hay công nghệ di động. Tại phiên Hội thảo chuyên đề về "Phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong xây dựng và quản lý hạ tầng kinh tế, xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", ông Đinh Trọng Du, chuyên gia kỹ thuật cao cấp Samsung, nhận định công nghệ di động là một phần quan trọng trong cuộc CMCN 4.0 bởi vì công nghệ di động cung cấp một liên kết cho người dùng cuối tham gia nhiều quá trình số hóa hiện nay.

Theo nghiên cứu mới, các thiết bị di động đã trở thành nhân tố rất quan trọng với các tổ chức. Theo khảo sát được đại diện Samsung đưa ra tại Hội thảo chuyên đề, có 93% người dùng smartphone sử dụng điện thoại vào công việc hàng ngày. Và thực tế, họ dành 33% thời gian làm việc mỗi ngày để làm việc trên smartphone.

Cứ 10 người thì có 4 người tin rằng thiết bị di động sẽ thay thế máy tính truyền thống trong tương lai. Các thiết bị di động đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hiện nay như tài chính, y tế, nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ…

Khi công nghệ di động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, DN phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là câu chuyện bảo mật dữ liệu. Samsung cho rằng an toàn bảo mật là thách thức hàng đầu mà các DN phải đối mặt hiện nay trong CMCN 4.0.

Ông Đinh Trọng Du cho biết trong thách thức bảo mật, DN sẽ gặp các vấn đề như triển khai tuân thủ các quy định, chính sách bảo mật đến từng nhân viên; vấn đề truy cập các ứng dụng từ xa; truy cập vào dữ liệu DN trên thiết bị di động; hay việc tích hợp thiết bị di động hiện tại vào hệ thống DN như thế nào, việc quản lý thiết bị trong trường hợp thiết bị bị mất hoặc bị đánh cắp, dữ liệu của DN sẽ được xử lý ra sao để tránh thất thoát, rò rỉ ra ngoài.... Đây đều là những câu hỏi mà các DN trong thời đại CMCN 4.0 phải đối mặt.

Tại hội thảo, Samsung đã giới thiệu bộ giải pháp Samsung Knox cho phép các bộ phận quản trị CNTT của DN triển khai các giải pháp, đáp ứng nhu cầu bảo mật của DN trên toàn bộ vòng đời thiết bị di động. 

Nền tảng bảo mật Knox được tích hợp vào các thiết bị di động của Samsung từ chip đến các phần cứng khác, với một bộ giải pháp thông minh để thúc đẩy nền tảng thiết bị. Giải pháp dễ dàng cấu hình, quản lý đơn giản và đặc biệt đạt mức bảo mật cấp quốc phòng được các chính phủ trên toàn thế giới tin dùng. Theo giới thiệu của Samsung, Samsung Knox đã đáp ứng thành công các yêu cầu bảo mật khắt khe do chính phủ và các DN lớn trên thế giới đặt ra, cung cấp cho người dùng DN một giải pháp bảo mật di động mạnh mẽ.

Với Samsung Knox, công ty có thể bảo mật và quản lý dữ liệu kinh doanh nhạy cảm trên điện thoại thông minh và máy tính bảng của nhân viên. Samsung Knox bao gồm các phần mềm như Knox Platform for Enterprise, Knox Manage, Knox Configure Setup và Knox Configure Dynamic. Ngoài ra, Samsung có phần mềm miễn phí Mobile Enrollment, dùng để triển khai hàng loạt các phần mềm trả phí trên nhiều thiết bị di động cùng lúc. 

Ông Đinh Trọng Du cho biết giải pháp Samsung Knox cho phép DN cấu hình một số lượng lớn thiết bị và các thiết bị được cấu hình theo nhu cầu cụ thể của từng DN. Hơn 20.000 DN trên toàn cầu đã tin tưởng lựa chọn Knox để bảo mật và quản lý các thiết bị Samsung của họ. Nhờ các tiêu chuẩn bảo mật tối ưu, Knox là nền tảng được các chính phủ và quân đội trên toàn thế giới lựa chọn.  Nền tảng Knox 3.2 đã nhận được 27/30 xếp hạng “Mạnh” trong báo cáo của Gartner./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp an toàn bảo mật cho thiết bị di động trong cuộc CMCN 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO