Giáo sư MIT sắp trở thành tỷ phú nhờ đầu tư vào công ty có tiềm năng sản xuất thành công vắc xin chống Covid-19

An Nguyên| 19/05/2020 10:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Giáo sư Langer sẽ là cổ đông thứ ba của Moderna trở thành tỷ phú, cùng với CEO Stephane Bancel và giáo sư ĐH Harvard Timothy Springer.

Kết thúc phiên 18/5, chứng khoán Mỹ đã ghi nhận ngày có diễn biến khởi sắc nhất trong 1 tháng sau khi đón nhận thông tin tích cực về 1 thử nghiệm vắc-xin virus corona cho kết quả khả quan. Đó chính là vắc xin do công ty công nghệ sinh học có tên Moderna của Mỹ.

Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Moderna đã tăng hơn gấp 4 lần, và điều đó đã giúp những nhà đầu tư đầu tiên của công ty gặt hái quả ngọt. Nắm giữ 3,2% cổ phần (bao gồm cả quyền chọn cổ phiếu) và hiện là thành viên hội đồng quản trị, giáo sư ĐH MIT – Bob Langer – hiện đang có tài sản trị giá 934,3 triệu USD. Giáo sư Langer sẽ là cổ đông thứ ba của Moderna trở thành tỷ phú, cùng với CEO Stephane Bancel và giáo sư ĐH Harvard Timothy Springer.

Bancel và Springer lần lượt sở hữu số cổ phần trị giá 2,45 tỷ USD và 1,38 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg. Bên được hưởng lợi lớn nhất từ đà tăng giá mạnh mẽ của cổ phiếu Moderna là cổ đông hàng đầu: Flagship Pioneering Inc, công ty được thành lập bởi nhà đồng sáng lập của Moderna, Noubar Afeyan.

Hiện có giá 80 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa của Moderna đã tăng tổng cộng 17 tỷ USD kể từ giữa tháng 2 đến nay. Niềm tin rằng công ty công nghệ sinh học này chính là ứng viên sáng giá phát triển được vắc xin chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới giúp Moderna lọt top các cổ phiếu diễn biến tốt nhất trong chỉ số Russell 1000 kể từ đầu năm đến nay.

Theo thông tin Moderna công bố, trong thử nghiệm giai đoạn 1, máu của các tình nguyện viên được lấy ra để kiểm tra xem vắc xin có giúp họ tạo ra kháng thể về mặt lý thuyết chống lại SARS-CoV-2 hay không. Kết quả là các nhà khoa học nhận thấy số kháng thể được tạo ra sau mũi tiêm thứ 2 nhiều tương đương hoặc lớn hơn lượng kháng thể ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh.

Dự kiến 1 cuộc thử nghiệm trên diện rộng sẽ được thực hiện vào tháng 7 tới.

Tham khảo Bloooberg

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
Đừng bỏ lỡ
Giáo sư MIT sắp trở thành tỷ phú nhờ đầu tư vào công ty có tiềm năng sản xuất thành công vắc xin chống Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO