Go-Jek và Grab trong cuộc đua trở thành siêu ứng dụng ở Indonesia

TH| 14/03/2019 08:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Jek là những ví dụ nổi bật về loại phần mềm được gọi là "siêu ứng dụng". Tại Đông Nam Á, các siêu ứng dụng này đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách sống và hoạt động kinh doanh của người dân.

Cuộc đua giữa Go-JekGrab

Ứng dụng Go-Jek ra đời với mục đích đơn giản ban đầu là cải thiện ngành công nghiệp xe ôm tại Indonesia. Tuy vậy, 6 năm sau, Go-Jek đã đi vào lịch sử làng khởi nghiệp Indonesia với tư cách nhà sáng lập startup "kỳ lân". Trong khi đó, Grab, được thành lập năm 2011, được định giá trên 1 tỷ USD sau 4 năm. Cả hai startup này đều đang hướng tới mục tiêu trở thành một siêu ứng dụng với các dịch vụ từ gọi xe, giao hàng, giao đồ ăn, đặt vé, cho vay tài chính... tại Đông Nam Á.

Trong cuộc đua để trở thành siêu ứng dụng đầu tiên tại Indonesia, Go-Jek và Grab ngày càng có nhiều điểm giống nhau về các tính năng dịch vụ nhưng vẫn có sự khác biệt đáng kể trong cách tiếp cận để trở thành siêu ứng dụng. Go-Jek tập trung vào việc thúc đẩy công nghệ tài chính (fintech) bằng ví điện tử Go-Pay của mình, trong khi Grab tập trung vào dịch vụ giao đồ ăn GrabFood. Ban điều hành Go-Jek đã quyết định mở rộng, từ công ty thuần về gọi xe công nghệ sang lĩnh vực thanh toán điện tử với mục tiêu trở thành một nền tảng đa dịch vụ. Đây là điều mà Go-Jek cảm thấy đặc biệt cần thiết tại châu Á, nơi ứng dụng di động ngày càng tăng và người tiêu dùng thích thú với các nền tảng tích hợp.

Người sáng lập Go-Jek Nadiem Makarim nhận định: "Chúng tôi thấy rằng khách hàng không chỉ có nhu cầu gọi xe mà còn dùng dịch vụ gọi đồ ăn, ví điện tử, thanh toán số...Vì vậy, công ty có định hướng xây dựng sản phẩm đáp ứng và cải thiện nhu cầu đa dạng của người dùng".        

Các kế hoạch phát triển fintech của Go-Jek rất rõ ràng. Go-Pay đã có giấy phép tiền điện tử (từ Ngân hàng Indonesia). Nadiem Makarim cho biết tính đến tháng 12/2018 Go-Pay đã hợp tác với gần 400.000 thương nhân với giá trị của các giao dịch ví điện tử trên mạng đạt 6,3 tỷ USD.

Chiến lược trở thành siêu ứng dụng

Go-Pay hiện đang nắm giữ thị phần cao nhất của thị trường ví điện tử Indonesia mà dự đoán sẽ có giá trị 25 tỷ USD vào năm 2023, theo báo cáo gần đây của RedSeer.

Tuy nhiên, để duy trì thị phần của mình, Go-Pay đã phải bỏ ra hàng triệu đô la trong các chương trình hoàn lại tiền trên toàn quốc để đẩy mạnh mức thâm nhập thị trường vượt ra ngoài dân số Indonesia.

“Nếu bạn lấy dân số Indonesia, hãy khấu trừ những người quá già để sử dụng thanh toán điện tử, sau đó khấu trừ những người còn quá trẻ, thì bạn đã có khoảng 120 triệu người mà có thể là khách hàng. Họ là mục tiêu của chúng tôi”, đại diện của Go-Jek cho biết.

Go-Pay vẫn chưa tiết lộ chính xác số lượng khách hàng hiện đang sử dụng ví điện tử, nhưng báo cáo mới nhất của Telkom-Mandiri ước tính con số này lên tới 10 triệu người dùng trong năm 2017.

Người đồng sáng lập Go-Jek Kevin Aluwi cho biết hồi cuối năm ngoái rằng một mục đích khác của Go-Pay là thu thập dữ liệu về mức chi tiêu của người tiêu dùng, sau đó có thể sử dụng nó để mở rộng các dịch vụ tài chính của công ty. Vì lý do này, Go-Jek đã mua lại ba công ty khởi nghiệp fintech của Indonesia là Midtrans, KartuKu và Mapan vào năm 2017 và sau đó mua lại công ty khởi nghiệp của Philippines Coins.ph đầu năm nay.

Coins.ph ra đời vào năm 2014 và trở thành sàn giao dịch bitcoin hàng đầu tại Philippines. Công ty nhanh chóng cung cấp dịch vụ ví điện tử, cho phép người dân Phillipnes sử dụng điện thoại di động của để chuyển tiền trong nước và quốc tế, cũng như thanh toán hóa đơn và mua hàng trực tuyến… mà không cần qua ngân hàng. Cuối tháng 12/2018, Coins.ph tuyên bố họ có 5 triệu người dùng.

"Coins.ph và Go-Jek có chung một tầm nhìn và đã tạo nên thành công cho mỗi thị trường của họ - cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ với chi phí thấp và thuận tiện hơn", Ron Hose - nhà sáng lập và CEO của Philippines chia sẻ.

"Thương vụ đầu tư vào Coins.ph đánh dấu sự khởi đầu của Go-Jek về việc cam kết đầu tư lâu dài vào Philippines và tiếp tục sứ mệnh sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống hàng ngày và tạo ra tác động xã hội tích cực cho người dân", Nadiem Makarim, nhà sáng lập và giám đốc điều hành (CEO) của Go-Jek, cho biết.

Trong khi đó, Grab thể hiện rất rõ kế hoạch trở thành người dẫn đầu về dịch vụ giao đồ ăn theo yêu cầu tại Indonesia, thậm chí là tại khu vực Đông Nam Á vào cuối năm nay. Ước tính nội bộ của công ty cho biết giá trị của thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á sẽ tăng gấp bốn lần từ 3 tỷ USD trong năm nay lên 13 tỷ USD vào năm 2022.

Bản thân GrabFood đã nhanh chóng mở rộng hoạt động trong phân khúc thị trường này vào năm ngoái bằng cách thâm nhập vào thị trường Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam sau khi thiết lập thành công tại Indonesia và Thái Lan.

Ông Ridzki Kramadibrata, Giám đốc điều hành Grab tại Indonesia, cho biết vào đầu tháng 12 năm ngoái rằng công ty đã lên kế hoạch tận dụng 64% thị phần ngành công nghiệp gọi xe tại Indonesia của mình để chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn.

Chỉ riêng trong năm nay, công ty đã công bố hợp tác với năm chuỗi cung cấp thực phẩm và đồ uống, bao gồm Maxx Coffee, Wendy của Indonesia và Baskin Robbins, nhằm mở rộng mạng lưới của Grab đến hàng trăm nghìn thương nhân. Các thỏa thuận này không chỉ giúp Grab thu hút khách hàng mà còn có thể thu thập dữ liệu về hành vi của người tiêu dùng tại các thành phố của Indonesia nơi GrabFood hoạt động.

Tuy nhiên, Grab cũng đã phải chi rất nhiều tiền trong các chương trình khuyến mãi trên toàn quốc để tăng khả năng thâm nhập thị trường.

Mũi nhọn trong tham vọng chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn của Grab là chương trình “Kitchen by GrabFood”, lần đầu tiên xuất hiện loại hình này ở Indonesia, nó sẽ giúp các đối tác tiết kiệm chi phí mặt bằng và cắt giảm rủi ro.Kitchen by GrabFood là một không gian dành cho các đối tác là cửa hàng đăng ký tham gia bán đồ ăn tại đây.GrabFood sẽ lựa chọn những đối tác có những món ăn được nhiều người đặt nhất để mời về khu vực Kitchen by GrabFood.

Người đứng đầu khu vực của GrabFood, Tomaso Rodriguez, cho biết chương trình này, với việc mở cửa hàng tốt nhất của mình ở Tây Jakarta năm ngoái, đã giúp giảm thời gian giao hàng tới 20% từ mức trung bình 29 phút xuống còn 23,2 phút trong khu phố.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Go-Jek và Grab trong cuộc đua trở thành siêu ứng dụng ở Indonesia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO