Google cải thiện việc đào tạo mô hình AI bằng mã nguồn mở

Thanh Hương, Phạm Thu Trang| 31/08/2018 18:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Google đang giúp các nhà nghiên cứu tìm cách đào tạo các mô hình AI bằng việc mở mã nguồn của một khung phần mềm học tăng cường được sử dụng cho các dự án của riêng mình.

Học tăng cường (Reinforcement Learning) đã được sử dụng cho một số AI ấn tượng nhất cho đến nay, bao gồm cả những AI đã đánh bại game thủ chuyên nghiệp của Alpha Go và Dota 2. Công ty con của Google, DeepMind, sử dụng nó cho Deep Q-Network (DQN).

Xây dựng một khuôn khổ học tăng cường cần thời gian và nguồn lực đáng kể. Để cho AI đạt được tiềm năng đầy đủ, học tăng cường cần phải trở nên dễ tiếp cận hơn.

Bắt đầu từ hôm tư vừa rồi, Google để một khung phần mềm học tăng cường nguồn mở dựa trên TensorFlow - thư viện học máy của Google - có sẵn trên GitHub.

Pablo Samuel Castro và Marc G. Bellemare, các nhà nghiên cứu của Google Brain, viết trong một bài đăng trên blog:

“Lấy cảm hứng từ một trong những thành phần chính trong hành vi có động lực từ phần thưởng trong não và phản ánh mối liên hệ lịch sử mạnh mẽ giữa khoa học thần kinh và nghiên cứu học tập tăng cường, nền tảng này nhằm mục đích cho phép nghiên cứu suy lí luận có thể thúc đẩy những khám phá căn bản.

Bản phát hành này cũng bao gồm một bộ đính kèm làm rõ cách sử dụng khung phần mềm của chúng tôi. ”

Khung phần mềm của Google được thiết kế với ba trọng tâm: tính linh hoạt, tính ổn định và khả năng tái tạo.

Công ty cung cấp 15 ví dụ mã cho Arcade Learning Environment- một nền tảng sử dụng các trò chơi video để đánh giá hiệu suất của công nghệ AI - cùng với bốn mô hình học máy khác nhau: C51, DQN, Implicit Quantile Network, và Rainbow.

Học tăng cường là một trong những phương pháp đào tạo hiệu quả nhất. Nếu bạn đang huấn luyện một chú chó, đưa ra phần thưởng khi chú chó thực hiện điều bạn yêu cầu là một ví dụ chính về tăng cường tích cực trong thực tế.

Đào tạo máy tính là một khái niệm tương tự, chỉ khác là những phần thưởng được phân phối hoặc giữ lại như thay vì là vật chất.

“Chúng tôi hy vọng rằng tính linh hoạt và dễ sử dụng của khung phần mềm sẽ giúp các nhà nghiên cứu thử nghiệm các ý tưởng mới”, Bellemare và Castro viết. "Chúng tôi đã tích cực sử dụng nó cho nghiên cứu của mình và nhận thấy nó cho chúng ta sự linh hoạt để thực hiện nhanh chóng nhiều ý tưởng."

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển đổi số hướng tới phục vụ người dân trong kỷ nguyên mới
    Đất nước ta đang bắt đầu bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên thịnh vượng của dân tộc Việt Nam phát triển, giàu mạnh, kỷ nguyên của sự bứt phá, đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt và cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong đợi.
  • Gỡ điểm nghẽn khoán chi và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
    Ngày 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
  • Chiêu trò lừa đảo giả mạo ứng dụng thuế tiếp tục tái diễn
    Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, vừa đưa ra cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật trong tuần từ 10/2 - 16/2/2025). Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng một số đối tượng lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn đến người nộp thuế tự xưng là công chức thuế tại các chi cục thuế đề nghị cài đặt các ứng dụng của ngành thuế.
  • Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh mảng SAP cho thị trường Nhật Bản
    Mới đây, FPT đã triển khai dự án FPT BTP Park với sự đồng hành của SAP Japan, công ty thành viên của SAP. Dự án này với mục tiêu mở rộng đội ngũ chuyên gia trong mảng này lên 1.000 người trong năm 2025 và 3.000 người tới năm 2027.‏
  • Các kỹ sư Trung Quốc sử dụng tre trong cây cầu vượt biển dài nhất thế giới như thế nào
    Nhóm nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Nam Kinh, Trung Quốc đã phát triển các công nghệ xử lý tre thông minh, xanh hơn và bền hơn.
  • Ứng dụng hoạt hình 2D trong số hóa nội dung: Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp và giáo dục
    Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, số hóa không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp thiết yếu giúp các tổ chức và doanh nghiệp truyền tải thông tin một cách hiệu quả và sáng tạo. Trong đó, video hoạt hình 2D đang trở thành công cụ đắc lực, giúp chuyển đổi những khái niệm phức tạp thành hình ảnh sinh động, dễ hiểu, tạo ra giá trị bền vững trong quản lý và kinh doanh. Mytoon tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp số hóa nội dung qua hoạt hình 2D, mang đến những sản phẩm sinh động, dễ hiểu và phù hợp với mọi đối tượng khán giả.
  • Ngã rẽ nào cho Meta
    Facebook đã khởi động kỷ nguyên truyền thông xã hội hiện đại vào đầu những năm 2000. Nhưng tham vọng mở rộng của công ty mẹ Meta trong thập kỷ qua không đạt được thành công như vậy. Tuy nhiên, công ty này vẫn đang cố gắng hiện thực hóa với sản phẩm mới nhất: robot hình người (humanoid robots).
  • Hàng nhập khẩu từ 1 triệu đồng trở xuống gửi qua chuyển phát nhanh quốc tế phải nộp VAT
    Theo Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg ngày 3/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ, từ 18/2/2025, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế có trị giá hải quan trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (hàng hóa giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam) và không thuộc mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).
  • Meta chính thức công bố xây dựng tuyến ​​cáp quang biển kết nối 5 châu lục
    Dự án cáp quang biển mới nhất của Meta sẽ kéo dài hơn 50.000 km và kết nối 5 châu lục.
  • Đào tạo chuyên sâu kiến trúc sư, kỹ sư trưởng và cao cấp thiết kế vi mạch bán dẫn
    Phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch là yếu tố then chốt để ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ trong khu vực và thế giới.
Google cải thiện việc đào tạo mô hình AI bằng mã nguồn mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO