Đời sống xã hội

Hà Nội kết nối doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực với các trường đại học đào tạo nghề

Hoàng Hà 02/11/2024 06:53

Thành phố Hà Nội được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như AI, công nghệ bán dẫn, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh...

Ngày 1/11/2024, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các trường đại học, cơ sở đào tạo dạy nghề trong nước. Phát biểu tại hội nghị, ông Vương Đình Thanh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội (Sở Công Thương) cho biết, công nghiệp chủ lực là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

tin-hn-4.jpg
Hệ thống điện của Tổng công ty Điện lực Hà Nội được đầu tư hiện đại, nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ.

Tính đến nay trên địa bàn thành phố có 289 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố thuộc các nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo; điện, điện tử, công nghệ thông tin; dệt may, da giày, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa, được phẩm; công nghiệp vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ.

Theo số liệu thống kê, Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao động lớn nhất cả nước. Thành phố Hà Nội được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ bán dẫn, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh...

Hà Nội được xem là một trong những thành phố có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước, là thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó, lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước.

Đến nay, thành phố Hà Nội công nhận 105 doanh nghiệp có sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố, sử dụng khoảng 100.000 lao động. Nhu cầu nhân sự các cấp cho các vị trí công nghệ thông tin, chuyển đổi số vẫn tiếp tục tăng cao, đặc biệt là các vị trí phát triển ứng dụng, phát triển công nghệ, quản trị chuyển đổi, quản trị và phân tích dữ liệu, marketing và kinh doanh trên nền tảng số.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội kết nối doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực với các trường đại học đào tạo nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO