Đời sống xã hội

Hà Nội: Người dân sẽ được tiếp cận, giải quyết dịch vụ công 24/7

Hoàng Hà 23/09/2024 10:03

Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công, tiếp nhận thủ tục hành chính “phi địa giới”, giải quyết thủ tục hành chính 24/7… là những nỗ lực Hà Nội thực hiện để xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp.

UBND thành phố Hà Nội vừa có Tờ trình số 333/TTr-UBND ngày 17/9/2024 gửi HĐND thành phố về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội.

Mục tiêu

Xây dựng Trung tâm Phục vụ hành chính công vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung. Tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận "một cửa"; Đổi mới cách thức tiếp nhận thủ tục hành chính; bảo đảm mỗi người dân có thể tiếp cận với các dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5km, tiếp nhận và giải quyết 24/7 (tính từ địa điểm của người dân và doanh nghiệp đến điểm thực hiện thủ tục hành chính).

anh-bai-nh-23.9(1).jpg

Tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính, hỗ trợ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND thành phố; bảo đảm đáp ứng các chỉ tiêu chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được giao. Theo đó 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại; tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư; giảm chi phí, thời gian giải quyết thủ tục hành chính, giảm thủ tục hồ sơ, giảm bước xử lý trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.

Thực hiện hiệu quả việc số hóa hồ sơ, tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng); hình thành kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân; chia sẻ, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; bảo đảm linh hoạt trong bố trí cán bộ một cửa phù hợp. Chuyển cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm những nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà nhà nước không nhất thiết phải thực hiện. Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được công khai, minh bạch.

Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Trung tâm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của Trung tâm. Thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Trung tâm không làm thay chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ngành, UBND các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường mối quan hệ phối hợp ngang, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền; Lấy công nghệ thông tin là công cụ, chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, số hóa, luân chuyển, giải quyết, trả kết quả, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cá nhân liên quan phải được công khai, minh bạch, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, rõ thời gian và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số.

Cải tiến, phát triển toàn diện mô hình Bộ phận Một cửa của thành phố trên cơ sở kế thừa toàn bộ kết quả, thành tựu đã đạt được, bảo đảm thích ứng linh hoạt với yêu cầu thực tiễn. Chú trọng đào tạo, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Có chế độ, chính sách và cơ chế đặc thù nhằm thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học phục vụ Trung tâm.

Hiệu quả

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội (cơ quan ngang sở), có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Chủ tịch UBND thành phố; chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ. Dự kiến đặt trụ sở điều hành chính của Trung tâm tại số 197 phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Việc hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện phân tán tại 30 chi nhánh (là bộ phận "một cửa" của 30 quận, huyện, thị xã), không thực hiện việc tiếp nhận tại trụ sở điều hành chính; các điểm tiếp nhận bố trí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và mật độ dân cư; đẩy mạnh, hướng tới chủ yếu là giao dịch trực tuyến, hình thành 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công trên không gian mạng.

Trung tâm có chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", cải cách thủ tục hành chính. Là đầu mối tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết, giải quyết (nếu có - áp dụng đối với một số thủ tục hành chính được ủy quyền) và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Trung tâm có nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trong giải quyết thủ tục hành chính; cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, giải quyết, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp; thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản trị nội bộ của Trung tâm; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến từ ngày 1/10/2024 đến hết ngày 31/3/2025 (được xác định là giai đoạn then chốt, có tính quyết định); Giai đoạn 2 dự kiến từ ngày 1/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025 và giai đoạn 3 từ ngày 1/7/2025 trở đi.

Theo đánh giá tác động, năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính dự kiến tăng mạnh. Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 1 nhân sự trực tại bộ phận "một cửa" trong 1 năm lên mức tối thiểu tại vùng đô thị của thành phố dự kiến là 1.800 hồ sơ; vùng nông thôn dự kiến là 1.200 hồ sơ; vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn 800 hồ sơ. Giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân xuống trung bình còn tối đa 15 phút/1 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/1 hồ sơ vào năm 2025.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
    Chiều 22/9, tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự buổi Tọa đàm “Hợp tác phát triển Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Toạ đàm do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn FPT và Tập đoàn đầu tư Rosen Partner (Hoa Kỳ) tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Phát huy hiệu quả các ngành công nghệp văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội - Kinh nghiệm từ Hưng Yên
    Nhằm phát huy hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và đất nước, Hưng Yên đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, con người Hưng Yên toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, bản sắc quê hương.
  • [Infographic] Giải pháp "tăng tốc", "bứt phá" đối với chuyển đổi số thời gian tới
    Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đưa ra tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số, đó chính là các giải pháp "tăng tốc", "bứt phá" đối với chuyển đổi số thời gian tới.
  • Vấn đề chính sách và kinh tế báo chí
    Hiện còn nhiều quan niệm đa dạng về kinh tế báo chí, song nổi lên điểm chung, theo nghĩa hẹp, kinh tế báo chí là các hoạt động do cơ quan báo chí tự mình hoặc liên kết thực hiện nhằm mang lại nguồn thu, lợi nhuận đảm bảo cho hoạt động, phát triển của cơ quan báo chí.
  • Dấu ấn phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam
    81 lượt doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam vừa được vinh danh trong 22 lĩnh vực tại sự kiện TOP 10 DN Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức ngày 21/09/2024. Trong đó, có 11 doanh nghiệp vinh danh trong Câu lạc bộ 1.000 tỷ.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Người dân sẽ được tiếp cận, giải quyết dịch vụ công 24/7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO