Chuyển đổi số

“Hạ tầng mềm” cho SME chuyển đổi số nhanh

QA 09/06/2023 22:17

Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số (CĐS) cho doanh nghiệp (DN).

4 điểm khó khăn mà SME đang gặp phải

Tại Hội thảo “Thúc đẩy CĐS khu vực Trung du và miền núi phía Bắc” do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức ngày 9/6, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cho biết nếu như năm 2022, tỉnh Yên Bái xác định là năm “tổng tiến công” thì năm 2023 là năm “bứt phá” về CĐS với những nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể, vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài cho công cuộc CĐS.

ba-dinh-thi-thuy-2.png
Bà Đinh Thị Thuý: Có 4 điểm khó khăn mà SME đang gặp phải

Theo ý kiến này, ở góc độ DN cung cấp giải pháp công nghệ, bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc MISA phân tích về những vấn đề DN nhỏ và vừa (SME) gặp phải trong quá trình CĐS. Từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ các DN này CĐS hiệu quả để tăng trưởng bền vững, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo bà Đinh Thị Thuý, để đẩy nhanh CĐS, các DN nên dùng nền tảng số. Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số. Nền tảng số là “hạ tầng mềm” của không gian số, giải quyết các bài toán cụ thể của CĐS của DN.

Với kinh nghiệm triển khai CĐS cho 250.000 DN, bà Đinh Thị Thúy chỉ ra 4 điểm khó khăn mà SME đang gặp phải hiện nay.

Vấn đề thứ nhất là các DN sử dụng nhiều ứng dụng rời rạc để phục vụ các nghiệp vụ khác nhau từ nhiều nhà cung cấp dẫn đến việc các ứng dụng này không kết nối với nhau và thiếu kết nối với những hệ thống khác bên ngoài.

Vấn đề thứ 2 là khi DN lớn dần lên thì ứng dụng đang triển khai không còn phù hợp nữa và cần phải thay. Nhưng khi thay thể thì dữ liệu lịch sử rất quan trọng ở ứng dụng cũ không chuyển lên được ứng dụng mới làm mất đi tính kế thừa dữ liệu.

Vấn đề thứ 3 là DN quy mô nhỏ, vừa khó tiếp cận các giải pháp vận hành DN (ERP) toàn diện do chi phí rất cao trong khi tính năng của ERP quá dư thừa, SME không thể sử dụng hết.

Vấn đề thứ 4 là SME, thiếu tài sản đảm bảo, khó tiếp cận vốn vay giúp phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh.

Các nền tảng số hỗ trợ thiết thực DN

Để giải quyết ba bài toán đầu tiên cho DN, MISA đã phát triển nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS, là giải pháp được phát triển theo mô hình hội tụ dữ liệu giúp quản trị mọi hoạt động cốt lõi của DN bao gồm tài chính - kế toán, marketing - bán hàng, quản trị nhân sự và văn phòng số. Từ đó, hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của DN về mặt kết nối, giúp tăng tính liên thông và kế thừa dữ liệu. Lãnh đạo DN dễ dàng có được bức tranh tổng thể, toàn diện nhất về tổ chức với hệ thống báo cáo đa chiều, trực quan.

picture1.png
Bà Đinh Thị Thuý trình bày giải pháp hỗ trợ SME CĐS

Không chỉ giúp DN liên thông dữ liệu trong và ngoài tổ chức, MISA AMIS còn đồng thời cũng là trung tâm kết nối để mở rộng hệ sinh thái cho DN. Thông qua cổng tích hợp, nền tảng sẵn sàng kết nối với bên thứ ba nhằm giúp DN nhận được nhiều lợi ích hơn và có thể đặc thù hóa tối đa theo yêu cầu của mỗi khách hàng.

“Dễ tiếp cận - rẻ - nhanh mang đến kết quả” là 3 tiêu chí quan trọng nhất MISA đặt ra để làm ra giải pháp quản trị DN tối ưu, phục vụ chính xác nhu cầu của DN. Hệ sinh thái MISA AMIS cho phép DN lựa chọn triển khai một số nghiệp vụ theo nhu cầu và sẵn sàng đáp ứng bổ sung thêm các nghiệp vụ khác khi DN mở rộng quy mô và gia tăng thêm nhu cầu quản lý ở các lĩnh vực khác.

misa-amis.png
Mô hình hội tụ dữ liệu và kết nối linh hoạt với bên thứ 3 của nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS

Nền tảng MISA AMIS hiện đang được tin dùng tại gần 50.000 DN, đồng thời là giải pháp được xếp hàng đầu trong tài liệu Trang vàng giải pháp CĐS cho DN với thang điểm tuyệt đối do Bộ KH&ĐT phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đánh giá và công bố.

Đối với bài toán thứ 4 liên quan đến vấn đề tiếp cận vốn vay cho SME, MISA đã đưa vào triển khai nền tảng vay vốn tín chấp DN MISA Lending nhằm kết nối các DN với các ngân hàng uy tín. Các DN đang sử dụng phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử… của MISA có thể thực hiện vay vốn online 100% qua nền tảng MISA Lending mà không cần tài sản đảm bảo. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn và tham gia nền tảng, hệ thống MISA Lending sẽ tổng hợp dữ liệu dưới sự đồng ý của khách hàng và áp dụng thuật toán để gợi ý các khoản vay phù hợp với nhu cầu của DN nhằm hỗ trợ DN tiếp cận vốn vay với tỷ lệ phê duyệt cao nhất từ mạng lưới các ngân hàng uy tín.

“Theo khảo sát của MISA, 93% khách hàng vay vốn qua MISA Lending nhận được giải ngân trước thời điểm cần vốn. Đặc biệt hơn, tỷ lệ vay vốn thành công cũng được ngân hàng xác nhận là cao gấp 8 lần so với hình thức DN vay vốn tín chấp truyền thống trước đây. Đây chính là gia trị của dữ liệu mà MISA đem đến cho chính khách hàng của mình”, Tổng Giám đốc MISA nhấn mạnh.

yen-bai-cds-sme.png
Giải pháp CĐS của MISA nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo các tỉnh, lãnh đạo sở, ngành và các DN khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

Tính đến nay, MISA Lending đã liên kết thành công với các đối tác ngân hàng lớn như Techcombank, MSB, Standard Chartered và hỗ trợ giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng cho khách hàng DN. Mục tiêu trong năm 2023, MISA sẽ kết nối giải ngân 10.000 tỷ đồng vốn vay cho các DN có nhu cầu.

Bên cạnh vấn đề quản trị DN và vốn vay, MISA còn hỗ trợ DN nhỏ, siêu nhỏ CĐS, tối ưu chi phí với nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Đây là kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín với các DN có nhu cầu sử dụng trên cả nước. Thông qua nền tảng, DN có thể thuê kế toán dịch vụ ở bất kì địa phương nào trong nước với mức chi phí tiết kiệm hơn rất nhiều so với thông thường. Bên cạnh đó, DN hoàn toàn làm chủ được dữ liệu tài chính của mình ngay cả khi thuê dịch vụ kế toán. Nền tảng MISA ASP đã và đang được gần 16.000 DN đang sử dụng.

Với các nền tảng số ưu việt nêu trên, MISA cam kết đồng hành cùng chính quyền, cộng đồng DN khu vực Trung du và miền núi phía Bắc CĐS hiệu quả để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực.

Trong khuôn khổ sự kiện, MISA triển khai chương trình tặng chữ ký số cá nhân MISA eSign, Sổ thu chi MISA hỗ trợ CĐS cho cá nhân và chương trình tặng 10.000 bộ giải pháp phần mềm MISA AMIS Văn phòng số cho các DN. Đây là hành động thiết thực của MISA để chung tay cùng người dân và DN khu vực Trung du và miền núi phía Bắc cùng triển khai hoạt động CĐS một cách thực tế và rõ nét./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
“Hạ tầng mềm” cho SME chuyển đổi số nhanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO