Chuyển đổi số

Xu hướng kết nối nền tảng lớn khi CĐS của các SME

NK 25/12/2022 14:32

Theo đại diện MB Bank, khi chuyển đổi số (CĐS), nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) dành hết chi phí để đầu tư cho công nghệ thì sẽ rất lãng phí. Thay vào đó, các doanh nghiệp (DN) có thể kết nối và sử dụng các nền tảng số lớn.

ong-vu-hong-phu-thanh-vien-ban-dieu-hanh-mb-bank-2-.jpg
Ông Vũ Hồng Phú: Nếu SME tự xây dựng giải pháp công nghệ thì sẽ rất tốn kém trong khi CĐS không chỉ dừng lại ở CNTT, thay vào đó nên tham gia các nền tảng số lớn.

Ông Vũ Hồng Phú, Thành viên Ban điều hành MB Bank, Tổng Giám đốc MB Ageas Life cho biết, theo quan sát, xu thế CĐS tất yếu của các doanh nghiệp (DN nhỏ và vừa (SME) ở châu Á bao gồm các yếu tố. Đầu tiên, khoảng 50% SME ở châu Á chưa tiếp cận được nguồn vốn chính thống. Do đó, vòng 3 năm tới sẽ có 70% SME sẽ có kênh bán hàng trực tuyến, phát triển trên đa nền tảng. Xu hướng tiếp theo đó là việc các kênh kỹ thuật số sẽ được áp dụng mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, việc CĐS của SME sẽ gặp một số thách thức và trở ngại nhất định.

Ngoài ra, ông Phú cũng thấy rằng, hầu hết các DN chỉ chọn 3 ngân hàng chính đi cùng mình. Đồng thời, trong tương lai, 70% SME có nhu cầu cao và sẽ sẵn sàng trả phí cho các sản phẩm, dịch vụ ngoài ngân hàng.

Cụ thể, theo ông Phú, hiện đang có hơn 70% SME có mong muốn chuyển đổi qua việc bán hàng qua các nền tảng số (digital sales). Từ việc chuyển dịch này, tới năm 2025 thì doanh thu đến từ nền tảng số sẽ chiếm tỷ lệ cao, khoảng 69%. Trong khi đó các kênh truyền thống chỉ chiếm khoảng 31%.

Những xu hướng thay đổi của digital sales cũng đưa đến một tiềm năng đó là sự kết nối với một nền tảng thứ 3 trong việc bán hàng của các SME. Việc này đang thúc đẩy sự chuyển dịch của SME sang bán hàng trên nền tảng đa ứng dụng như: Tiki, Lazada, Shopee, Bách Hóa Xanh.

Cùng với xu hướng chuyển dịch đa nền tảng, những khó khăn/thách thức mà SME phải đổi mặt sẽ bao gồm: Yêu cầu chặt chẽ hơn về quản trị DN; Có hiểu biết hạn chế về quản lý và lên kế hoạch tài chính hay tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ ngoài ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

Đối với quá trình CĐS hiện nay của các DN, theo ông Phú, có 3 hướng đi chính, đầu tiên đó là tự mình làm chủ bằng cách xây dựng các nền tảng của riêng mình giống như MB Bank đang triển khai, Mô hình này cần dữ liệu khách hàng lớn để xây dựng hệ sinh thái xung quanh và đưa tất cả các dịch vụ khác lên chung. Hướng đi thứ 2 là chia sẻ hợp tác để phát triển hệ sinh thái đó, tận dụng và khai thác dữ liệu của các bên. Hướng đi cuối cùng, phù hợp với các SME, là tham gia và đưa sản phẩm của mình lên nền tảng số, nơi DN gặp người mua và người bán. Theo ông Phú, đây là mô hình giúp cho các SMEỏ một cách nhanh nhất.

Lý giải cho điều này, ông Phú cho rằng, do CĐS chỉ phương tiện để đến đích nhanh nhất nên nếu các SME đầu tư vào giải pháp công nghệ thì sẽ rất tốn kém trong khi CĐS không chỉ dừng lại ở CNTT. Do đó, việc các SME sử dụng một sản phẩm số, kênh bán hàng số và đo đạc hiệu quả của nó sẽ là một phương án tài chính hiệu quả hơn rất nhiều.

Qua những hoạt động CĐS với MB Bank, theo ông Phú, đây là hành trình mọi DN phải đi nhưng các công ty thành công nhất sẽ tạo ra được sản phẩm tài chính có sức hấp dẫn để chinh phục khách hàng. Và muốn CĐS thì đầu tiên DN phải bắt đầu từ nhà lãnh đạo số, dẫn dắt sự thay đổi bộ máy thấm vào bộ máy DN từ lãnh đạo tới nhân viên, trở thành nét văn hóa của tổ chức.

Và thước đó thành công cho CĐS chính là số lượng khách hàng sử dụng, trải nghiệm khách hàng, số lượng giao dịch trên kênh số.

Khi được hỏi về lĩnh vực sẽ chuyển đổi mạnh mẽ nhất tại Việt Nam trong năm 2023, ông Vũ Hồng Phú dự đoán nền kinh tế Việt Nam trong năm tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro về lãi suất cao, tỷ giá cao, chi phí cao, buộc các doanh nghiệp phải nghĩ rất nhiều về việc CĐS để tiết kiệm chi phí. Với những yếu tố như vậy, ông Vũ Hồng Phú cho rằng lĩnh vực dịch vụ, tài chính ngân hàng, du lịch, logistics… sẽ CĐS mạnh mẽ nhất để tối ưu hóa chi phí./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng kết nối nền tảng lớn khi CĐS của các SME
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO