Hacker đánh cắp mật khẩu bằng phương pháp phân tích chuyển động ngón tay

Anh Ngọc| 19/11/2016 09:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Fi hotspot mới được thiết kế cho mục đích đánh cắp mật khẩu người dùng smartphone qua cơ chế đoán biết chuyển động ngón tay khi sử dụng điện thoại.

Kỹ thuật trên được các chuyên gia bảo mật gọi là WindTalker, cho phép hacker đọc chính xác chuyển động của ngón tay người dùng khi họ lướt trên màn hình điện thoại rồi chuyển động tác đó thành thông tin có ích. Nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Thượng Hải, đại học Nam Florida và đại học Massachusetts tại Boston đã trình bày kỹ thuật tấn công mới này tại Hội nghị kỹ thuật tính toán (ACM).

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh kỹ thuật mới này có thể lấy được những thông tin riêng tư bằng cách phân tích sự giao thoa tín hiệu sóng vô tuyến mạng Wireless.

Chỉ cần sử dụng một điểm Wi-Fi hotspot giả mạo hacker có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm của người dùng như: password, mã PIN và các phím bấm đã bấm từ chiếc điện thoại của mình bằng cách giám sát sự thay đổi tín hiệu sóng vô tuyến trên điện thoại của người dùng.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm WindTalker thực tế với các điện thoại di động và có thể đoán được các mật khẩu cần thiết để hoàn thành một phiên giao dịch trên nền tảng thanh toán trực tuyến Aliplay tại Trung Quốc.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các kết quả đánh giá cho thấy hacker có thể bắt được các thao tác của người dùng với tỷ lệ thành công khá cao, kỹ thuật đoán biết thông tin này có thể đạt độ chính xác tới 81,7%. Sự chính xác của Wintalker khác nhau trên các dòng điện thoại khác nhau và độ chính xác có thể được cải thiện nếu người dùng gõ nhiều hơn và kẻ tấn công có thể thu thập nhiều dữ liệu hơn. Kỹ thuật này không đòi hỏi phần cứng đặc biệt nào, chỉ cần chi ra vài trăm USD là người dùng dễ dàng mua được nó.

WindTalker thường được nhúng vào các điểm phát Wi-Fi công cộng nên nguy cơ lộ thông tin của người dùng rất cao. Hiện tại chưa có cách thức ngăn chặn hiệu quả nào đối với phương thức đánh cắp mật khẩu này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Hacker đánh cắp mật khẩu bằng phương pháp phân tích chuyển động ngón tay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO