Cụ thể, Bộ TTTT vừa công bố hai sản phẩm phòng, chống phần mềm độc hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Sản phẩm đầu tiên là giải pháp tổng thể phòng chống virus cho các cơ quan, doanh nghiệp (DN) Bkav Endpoint AI của Công ty Cổ phần phần mềm diệt virus Bkav.
Giải pháp cho các cơ quan/DN có hệ thống mạng nội bộ quy mô lớn. Phiên bản này được thiết kế đặc biệt hoạt động theo mô hình quản lý tập trung trên một server duy nhất hoặc nhiều server phân cấp, bảo vệ an toàn tối đa cho từng máy tính cũng như trên toàn hệ thống mạng trước những nguy cơ về virus, trojan, rootkit, spyware, adware...
Bkav Endpoint được tích hợp khả năng thống kê, báo cáo giúp người quản trị mạng luôn nắm được thông tin tổng quan cũng như chi tiết mới nhất về tình hình virus máy tính trong toàn hệ thống, biết được loại virus nào đang lây lan trong mạng, những máy nào bị nhiễm virus, xử lý triệt để virus hay chưa, những máy nào chưa cập nhật chương trình diệt virus mới nhất...
Với những thông tin này, người quản trị sẽ chủ động đưa ra các phương án xử lý chính xác và kịp thời, nhằm ngăn chặn tối đa các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới hệ thống.
Bkav Endpoint có thể tiêu diệt mã độc (malware) theo thời gian thực, đặc biệt tích hợp các công nghệ phát hiện mã độc dựa trên phân tích hành vi, giúp ngăn chặn malware mà không cần cập nhật mẫu nhận diện. Do đó có thể bảo vệ máy tính của bạn chống lại mọi nguy cơ về malware, kể cả các malware tấn công có chủ đích như phần mềm gián điệp, keylogger hay các loại mã độc mã hóa tống tiền Ransomeware…
Dữ liệu và quyền riêng tư của bạn sẽ được bảo vệ an toàn dù bạn đang làm gì, ở bất cứ đâu như lướt web, tham gia mạng xã hội hay thực hiện các giao dịch trực tuyến. Các công cụ quản lý của Bkav Endpoint cho phép người quản trị cài đặt chương trình diệt virus, đặt lịch quét, ra lệnh quét cho các máy tính trong mạng từ xa, giảm thiểu thời gian, công sức và chi phí để quản trị hệ thống diệt virus trong mạng.
Sản phẩm thứ hai là Viettel Endpoint Detection & Response (VEDR) của Công ty An ninh mạng Viettel, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Giải pháp này giúp bù đắp các thiếu sót kể trên và cho cái nhìn sâu hơn về các thông tin có liên quan trên điểm đầu cuối (endpoint) để phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa nâng cao. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ luồng điều tra, phản ứng khép kín (IRFlow) giúp quá trình ứng phó sự cố nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mức độ thiệt hại cho tổ chức được giảm thiểu đến mức tối đa do không mất quá nhiều thời gian chờ đợi cập nhật chữ ký như các giải pháp chống virus truyền thống.