Hàn Quốc thương mại hóa mạng 5G ở băng tần sóng milimet

Quang Hưng| 21/04/2020 11:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Các công ty viễn thông lớn của Hàn Quốc đang thúc đẩy thương mại hóa mạng 5G siêu nhanh ở băng tần sóng milimet (mm) trong năm nay, bắt đầu từ mảng doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B).

Hàn Quốc thương mại hóa mạng 5G ở băng tần sóng milimet - Ảnh 1.

Kỹ sư của công ty viễn thông SKT lắp đặt anten 5G trên tầng thượng của một tòa nhà ở Myeong-dong, trung tâm Seoul. (Ảnh: SK Telecom)

Mạng 5G thế hệ mới sử dụng công nghệ sóng mm để truyền các gói dữ liệu lớn với tốc độ nhanh hơn. Về lý thuyết, ở băng tần 28 GHz, tốc độ mạng có thể đạt tới 20 Gigabit/giây.

Samsung Electronics cho biết đã thử nghiệm trạm 5G tần số cao, khẳng định cơ sở hạ tầng hiện tại của hãng cho phép các thiết bị thông minh tải xuống dữ liệu với tốc độ 8,5 Gbps.

Các công ty viễn thông Hàn Quốc, với sự hậu thuẫn của chính phủ, đang lên kế hoạch giới thiệu công nghệ 5G mới, đồng thời mở rộng cơ sở hạ tầng ở băng tần 3,5 GHz hiện tại.


Theo kế hoạch của Bộ CNTT&TT (ICT) Hàn Quốc đã công bố từ năm 2018, ba công ty viễn thông lớn ở nước này sẽ lắp đặt khoảng 45.000 trạm 5G thế hệ mới vào năm 2021.

Một lãnh đạo công ty giải thích, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực B2B như ban đầu có thể là cho các nhà máy thông minh: "Các trạm gốc cho mạng 5G sóng mm sẽ được lắp đặt tại các khu vực có lưu lượng dữ liệu cao" .

Các công ty viễn thông Hàn Quốc cũng có kế hoạch dùng thử các mô-đun 5G hoặc thiết bị cho điểm nóng di động. Tuy nhiên, các công ty vẫn chưa quyết định kế hoạch triển khai cho mảng doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), vì vấn đề chi phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Không giống như Nhật Bản và Mỹ, Hàn Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G với các trạm gốc ở băng tần 3,5 GHz. Để phổ cập mạng 5G mới, cần lắp đặt thêm nhiều trạm gốc trên cả nước.

Việc lắp đặt các trạm gốc này có thể rất tốn kém, vì vùng phủ sóng của các trạm này nhỏ hơn. Tín hiệu 5G ở tần số cao không truyền xa được, do đó các công ty viễn thông sẽ phải lắp đặt thêm nhiều trạm để có vùng phủ sóng tương đương.

So với thiết bị mạng LTE hiện có, một trạm 5G sử dụng công nghệ sóng mm có thể phủ sóng một khu vực rộng chỉ bằng khoảng một phần tư. Vùng phủ sóng còn có thể thay đổi tùy thuộc vào địa hình địa lý.

Do vấn đề chi phí, việc triển khai mạng 5G cho các thiết bị thông minh cá nhân có thể sẽ bắt đầu muộn hơn vào năm 2021 hoặc 2022.

"Hiện tại chúng tôi đang có kế hoạch triển khai mạng 5G ở băng 28 GHz cho mảng B2B trong năm nay. Còn đối với B2C, công ty vẫn đang xem xét các lựa chọn khác nhau", một lãnh đạo của SK Telecom cho biết.

Các công ty viễn thông cũng cần phối hợp với các ngành liên quan để thương mại hóa mạng băng tần 28 GHz.

Tại Hàn Quốc, hiện chưa có thiết bị thông minh nào hỗ trợ mạng 5G băng tần 28 GHz. Galaxy Note 20 của Samsung Electronics, dự kiến ra mắt vào nửa cuối năm nay, dự kiến sẽ là sản phẩm đầu tiên.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
Hàn Quốc thương mại hóa mạng 5G ở băng tần sóng milimet
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO